Hiểu đúng về áp xe để tránh xa các biến chứng nguy hiểm

Áp xe là tình trạng nhiễm trùng khu trú thành ổ mủ tại vị trí bị tổn thương. Nhiều người hiện nay vẫn nghĩ rằng áp xe không quá nguy hiểm, nhưng có những loại áp xe nếu không được xử trí kịp thời và hiệu quả có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, chẳng như áp xe gan, áp xe não, áp xe quanh hậu môn,… 

Bạn đang đọc: Hiểu đúng về áp xe để tránh xa các biến chứng nguy hiểm

1. Nguyên nhân gây áp xe

Nguyên nhân thường gặp nhất gây áp xe là do bị nhiễm khuẩn. Có thể có nhiều loại vi khuẩn cùng gây ra một ổ mủ (ổ nhiễm trùng). Trong đó, loại vi khuẩn phổ biến nhất gây áp xe được ghi nhận hiện nay là Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) kháng Methicillin. Thường gặp trong những ca áp-xe màng cứng cột sống.

Ký sinh trùng ít khi là nguyên nhân gây ra áp xe, nếu có thì thường xuất hiện ở các nước đang phát triển. Có thể gặp ở áp xe gan.

2. Dấu hiệu nhận biết khi bị áp xe

Áp xe có thể xảy ra ở bất cứ loại mô rắn nào, trong đó xảy ra nhiều nhất là ở trên bề mặt da, trong phổi, não, răng, thận và amidan.

– Nếu ổ  áp xe ở bên ngoài thì bạn có thể dễ dàng nhận diện các triệu chứng chính của nó như da tại vị trí bị tổn thương ửng đỏ, nóng, sưng, đau và mất chức năng. Có thể kèm theo sốt và ớn lạnh.

– Nhưng nếu ổ áp xe nằm bên trong thì việc nhận biết sẽ khó hơn, dấu hiệu có thể bao gồm: đau vùng bị tổn thương, sốt cao, cảm giác cơ thể không được khỏe.

Áp xe nằm bên ngoài thường dễ điều trị hơn, nhưng nếu điều trị không đúng cách hoặc chậm trễ trong việc điều trị thì phân tổn thương có thể bị hoại tử hoặc nguy cơ hiểm trùng vào máu sẽ rất nguy hiểm. Áp xe nằm bên trong cơ thể hiếm khi có thể tự lành được, do đó người bệnh cần phải được phát hiện sớm và có sự chăm sóc y tế kịp thời nếu nghi ngờ bị áp xe.

Hiểu đúng về áp xe để tránh xa các biến chứng nguy hiểm

Áp xe khiến vùng da bị tổn thương ửng đỏ, nóng, sưng, đau và mất chức năng, có thể kèm theo sốt và ớn lạnh.

3. Một số loại áp xe đặc biệt gây nguy hiểm

3.1 Áp xe gan

Áp xe gan là sự tích tụ mủ trong gan, thường có diễn biến âm thầm nhưng lại rất nguy hiểm. Nếu người bệnh không được can thiệp sớm thì khối áp xe sẽ vỡ ra (được gọi là vỡ ổ áp xe), mủ sẽ chảy vào các cơ quan nội tạng trong cơ thể và đầu tiên là gan và người bệnh có thể tử vong nhanh chóng.

Nguyên nhân gây áp xe gan có thể do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm.

Một số dấu hiệu gợi ý áp xe gan đó là: buồn nôn và nôn, chán ăn, sụt cân, vàng da, vã mồ hôi nhiều, sốt cao kèm rét run.

3.2 Áp xe não

Là sự tích tụ mủ trong nhu mô não. Nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời nguy cơ vỡ ổ áp xe gây viêm não thất và viêm màng não dẫn đến tử vong. Các triệu chứng gợi ý như đau đầu, sốt, thay đổi ý thức, cứng cổ, lú lẫn, nôn mửa, co giật, nhạy cảm với ánh sáng.

Tìm hiểu thêm: Khám sức khỏe cho trẻ em dưới 3 tuổi hàng năm có thực sự cần thiết?

Hiểu đúng về áp xe để tránh xa các biến chứng nguy hiểm

Áp xe não đặc biệt gây nguy hiểm nên cần nhận diện sớm và xử trí kịp thời. Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp MRI não rất cần thiết trong trường hợp này.

3.3 Áp xe quanh hậu môn

Thường bắt đầu bằng một vết thương bên trong gây ung nhọt, khi vết thương tiếp xúc với phân có khả năng bị nhiễm trùng. Khi này, người bệnh cần phải được điều trị sớm để thoát dịch ổ áp xe qua phẫu thuật rò hậu môn, tránh để ổ áp xe gây biến chứng nhiễm trùng.

3.4 Các loại áp xe khác

Áp xe trên da gồm: áp xe da vùng nách, áp xe da vùng âm hộ

Áp xe trong khoang miệng: áp xe nướu, áp xe quanh răng, áp xe nha chu, áp xe amidan, áp xe hầu họng.

Cơ quan khác: áp xe vú, áp xe tủy sống, áp xe thận, áp xe tuyến tụy,…

4. Chẩn đoán và điều trị

Để chẩn đoán xem tổn thương đó có phải áp xe hay không, ban đầu người bệnh sẽ được khám lâm sàng. Sau đó có thể cần phải siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính, đôi khi là chụp cộng hưởng từ để xác định vị trí và kích thước của ổ áp xe.

Cách xử trí chính với ổ áp xe là chích và tháo mủ (rạch và dẫn lưu mủ), sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng và chăm sóc vết thương sau can thiệp.

Cần lưu ý trước khi rạch và dẫn lưu mủ đó là phải loại trừ nguyên nhân có vật thể lạ. Nếu có vật thể lạ thì trước tiên phải tiến hành loại bỏ vật thể lạ. Nếu đã loại trừ được nguyên nhân do vật thể lạ gây ra thì tiến hành điều trị tiêu chuẩn đó là rạch và dẫn lưu mủ.

Hiểu đúng về áp xe để tránh xa các biến chứng nguy hiểm

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Có nên cho trẻ sơ sinh đi khám tổng quát không?

Siêu âm có thể hỗ trợ chẩn đoán áp xe gan, nếu cần chi tiết hơn bác sĩ có thể chỉ định chụp cắt lớp vi tính.

5. Sai lầm khi xử trí ổ áp xe

Nhiều người khi thấy mủ ở vị trí tổn thương thường có khuynh hướng tự trích rạch để nặn mủ. Tuy nhiên nếu không biết cách xử trí hoặc xử trí không đảm bảo vệ sinh có thể dẫn tới biến chứng nhiễm trùng máu hoặc hoại tử phần bị tổn thương hay tổn thương lan rộng gây nguy hiểm.

Ngoài ra, việc áp dụng các bài thuốc dân gian như bôi cao dán gia truyền hoặc dầu nóng, đắp lá, đắp thuốc nam,… nếu chưa được kiểm chứng về nguồn gốc cũng như tác dụng dễ gây biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Đã có rất nhiều trường hợp người bệnh bị áp-xe cẳng chân nhưng không đến cơ sở y tế để xử trí mà tự ý mua và đắp thuốc gia truyền tại nhà, dẫn tới hoại tử phải cắt bỏ chi.

6. Bị áp xe nên khám chuyên khoa nào?

Nếu bị áp xe, bạn hãy đến cơ sở y tế uy tín có phòng khám ngoại (phòng khám chuyên khoa ngoại) hoặc phòng cấp cứu, để được các bác sĩ có chuyên môn chẩn đoán và xử trí hiệu quả giúp vết thương mau hồi phục, thẩm mỹ hơn và tránh để lại biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *