Hướng dẫn cách rửa vết thương áp xe tại nhà

Vệ sinh vùng bị áp xe hàng ngày là việc làm cần thiết khi chăm sóc và điều trị, để ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành bệnh. Sau đây là hướng dẫn về cách rửa vết thương áp xe tại nhà, bạn cần nắm rõ. 

Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách rửa vết thương áp xe tại nhà

1. Dụng cụ cần để rửa vết thương áp xe tại nhà

Nước muối sinh lý thường được sử dụng để rửa vết thương, trong đó có vết thương áp xe. Ngoài nước muối, bạn có thể chuẩn bị thêm dung dịch sát trùng vết thương betadine hoặc povidone – iodine (nếu có chỉ định của bác sĩ). Sở dĩ cần có chỉ định của bác sĩ khi sử dụng betadine vì không phải trường hợp nào cũng sử dụng.

Bạn tuyệt đối không nên sử dụng betadine trong những trường hợp sau:

– Vết thương đang lành (đang ăn da non)

– Vết thương hở, sâu hoặc rộng

– Vết thương đang có dấu hiệu nhiễm trùng nặng như: sốt cao, chảy mủ nhiều, đau dữ dội,…

– Vết thương ở mắt, niêm mạc hoặc vùng da nhạy cảm.

– Người bệnh bị dị ứng với iod

– Phụ nữ mang thai, cho con bú

Gạc vô trùng hoặc bông gạc

Găng tay y tế (nếu có)

Khăn sạch

Hướng dẫn cách rửa vết thương áp xe tại nhà

Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa vết thương áp xe tại nhà, lưu ý khi rửa xong không cần phải rửa lại bằng nước sạch.

2. Hướng dẫn cách rửa vết thương áp xe và thay băng tại nhà

2.1 Trước khi tiến hành rửa vết thương áp xe

Bạn cần vệ sinh tay thật sạch sẽ với xà phòng. Sau đó lau khô tay bằng khăn sạch hoặc giấy lau đã được tiệt trùng. Việc này tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ tay sang vết thương.

Nên đeo găng tay y tế (nếu có) để đảm bảo vệ sinh và tránh nhiễm trùng.

2.2 Tiến hành rửa vết thương áp xe và thay băng

Sử dụng nước ấm và xà phòng hoặc nước muối sinh lý để rửa sạch vùng da xung quanh vết thương và lau khô bằng khăn sạch.

Tiếp đó, bạn dùng nước muối sinh lý đổ một lượng vừa đủ lên gạc vô trùng hoặc bông gạc rồi lau nhẹ nhàng lên vết thương từ trong ra ngoài, đảm bảo rằng loại bỏ hết mủ và dịch nhầy. Không lau từ ngoài vào trong để tránh mang vi khuẩn từ da vào vết thương.

Dùng dung dịch sát trùng vết thương betadine hoặc povidone – iodine (nếu có chỉ định của bác sĩ) đổ một lượng nhỏ lên gạc vô trùng sau đó lau nhẹ nhàng quanh vết thương. Bạn chỉ nên dùng một lượng betadine vừa đủ, không nên dùng quá nhiều vì có thể làm khô da và gây kích ứng.

Sau vết thương đã được rửa sạch, bạn hãy thay băng gạc mới nếu thấy cần thiết. Cần đảm bảo băng gạc phải được vô trùng để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Sau khi hoàn tất các bước trên, bạn hãy tháo bỏ găng tay (bỏ vào thùng rác quy định) và sau đó rửa lại bằng thật sạch bằng xà phòng và nước.

3. Lưu ý quan trọng khi rửa vết thương áp xe

Các thao tác cần thực hiện một cách nhẹ nhàng, tránh thô bạo vì có thể làm đau hơn và vết thương dễ tổn thương nặng hơn.

Tần suất rửa vết thương nên theo chỉ định của bác sĩ, ít nhất là 1 lần mỗi ngày.

Theo dõi vết thương qua mỗi lần rửa và thay băng. Nếu thấy vết thương bớt sưng đau, khô miệng, ăn da non tức là vết thương đang lành dần thì dừng dung dịch betadine mà chỉ dùng nước muối sinh lý để vệ sinh. Nếu vết thương chảy mủ nhiều, có mùi hôi, sưng đau hơn, có dấu hiệu hoại tử cần liên hệ với bác sĩ ngay hoặc đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời và hiệu quả, không được bôi bất cứ thứ gì lên vùng da bị tổn thương.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về giấy khám sức khỏe doanh nghiệp

Hướng dẫn cách rửa vết thương áp xe tại nhà

Khi rửa vết thương bạn phải rửa từ trong ra ngoài, không được rửa từ ngoài vào trong để tránh mang vi khuẩn từ da vào vết thương.

4. Vì sao bạn nên thay băng tại cơ sở y tế?

Tại cơ sở y tế, việc thay băng không đơn thuần chỉ là bóc bỏ băng gạc cũ và thay bằng băng gạc mới. Trong quá trình thay băng bác sĩ sẽ đánh giá lại tình trạng hiện tại của vết thương và từ đó có cách xử trí tiếp, cũng như tư vấn kỹ hơn cho người bệnh để vết thương mau lành. Chẳng hạn, nếu vết thương ăn da non rồi thì cần dừng ngay việc dùng betadine để lau rửa. Nếu bạn vẫn tiếp tục dùng betadine để vệ sinh có thể khiến vết thương kéo dài mãi không khỏi.

Việc thay băng tại cơ sở y tế còn giúp giảm những sai sót do tự thay băng ở nhà gây ra như: vệ sinh tay chưa sạch, môi trường thay băng chưa được sạch sẽ (kiểm soát nhiễm khuẩn chưa tốt), băng gạc chưa được vô trùng, thao tác thay băng chưa đúng cách, thiếu trang thiết bị,…

Việc thay băng tại cơ sở y tế sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, đặc biệt là với những vết thương phức tạp khó thay tại nhà. Hiện nay, vẫn xảy ra nhiều trường hợp người bệnh tự ý thay băng rút chỉ tại nhà không đúng cách dẫn tới nhiễm trùng vết thương và sau đó khi tới cơ sở y tế các bác sĩ phải “sửa lại” rất mất thời gian, công sức, nguy cơ để lại sẹo cao.

Hướng dẫn cách rửa vết thương áp xe tại nhà

>>>>>Xem thêm: Đặt lịch khám online ở bệnh viện nào?

Bạn nên thay băng tại cơ sở y tế để bác sĩ đánh giá tình trạng hiện tại của vết thương, xử trí kịp thời và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, giúp bạn mau hồi phục.

5. Biến chứng nghiêm trọng xảy ra khi ổ áp xe bị nhiễm trùng

5.1 Nhiễm trùng huyết

Hay còn gọi là nhiễm trùng máu. Đây là biến chứng nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vi khuẩn từ ổ áp xe bị nhiễm trùng có thể xâm nhập và lây lan khắp cơ thể theo con đường mạch máu.

Các triệu chứng điển hình như sốt cao, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, khó thở, lú lẫn hoặc mất ý thức. Khi này cần điều trị khẩn cấp bằng kháng sinh và theo dõi liên tục tại viện.

5.2 Áp xe lan rộng

Vi khuẩn từ ổ áp xe ban đầu có thể lây lan sang các mô lân cận và hình thành nhiều áp xe nhỏ hơn (áp xe vệ tinh).

5.3 Viêm mô tế bào

Do nhiễm trùng lan rộng ra các mô xung quanh gây sưng, đau, nóng, đỏ.

5.4 Tổn thương cơ quan

Đặc biệt là các áp xe nằm sâu bên trong cơ thể như áp xe gan, áp xe phổi,… có thể làm tổn thương cơ quan đó (phá hủy gan, phổi), hoặc làm suy giảm chức năng của cơ quan đó.

5.5 Hoại tử mô

Nhiễm trùng nặng có thể gây chết mô (phần mô bị tổn thương không thể phục hồi).

5.6 Sốc nhiễm trùng

Người bệnh có thể bị hạ huyết áp nghiêm trọng, sốc, nếu bị nhiễm trùng nặng. Trường hợp này người bệnh cần phải được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *