Thời điểm mổ thoát vị bẹn và phương pháp ưu việt hiện nay

Khi nào cần mổ thoát vị bẹn và phương pháp mổ được ưu tiên hiện nay là gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh có con bị thoát vị bẹn hay một số nam giới trưởng thành được chẩn đoán mắc thoát vị bẹn. Bài viết dưới đây sẽ phần nào làm sáng tỏ cho những thắc mắc trên.

Bạn đang đọc: Thời điểm mổ thoát vị bẹn và phương pháp ưu việt hiện nay

1. Hiểu đúng về thoát vị bẹn

1.1 Thoát vị bẹn là gì?

Thoát vị bẹn là tình trạng các thành phần trong ổ bụng sa xuống vùng bẹn – bìu thông qua ống phúc tinh mạc ở bé trai hoặc ống Nuck ở bé gái. Cơ quan sa xuống thường là ruột, ngoài ra có thể là mạc treo, mạc nối.

Ống phúc tinh mạc ở bé trai hay ống Nuck ở bé gái được gọi là các đường hầm bẩm sinh từ bụng xuống. Thông thường khi đứa trẻ sinh ra các ống này sẽ đóng kín lại ngăn cho ruột không sa xuống bẹn – bìu được, nhưng vì lý do nào đó (có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải) khiến các đường hầm này không được đóng lại tạo điều kiện cho cơ quan tạng chiu xuống cơ quan sinh dục (vùng bẹn – bìu).

1.2 Phân biệt thoát vị bẹn với một số bệnh khác

Nhiều người hay bị nhầm lẫn thoát vị bẹn với một số bệnh lý khác như tràn dịch màng tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, viêm tinh hoàn, u tinh hoàn, tụ máu bìu do chấn thương. Cần phân biệt cụ thể như sau:

– Tràn dịch màng tinh hoàn: là tình trạng dịch ở ổ bụng đi xuống vùng bẹn bìu thông qua ống phúc tinh mạc, khác với thoát vị bẹn phần chui xuống là tạng (ruột).

– Giãn tĩnh mạch thừng tinh: bìu to và xệ, ở dưới da vùng bìu nhìn thấy rõ mạch máu giãn ngoằn ngoèo.

– Viêm tinh hoàn: vùng bìu bị sưng to, nóng, đỏ, đau, có thể kèm sốt.

– U tinh hoàn: vùng bìu bị sưng to nhưng sờ thấy tinh hoàn cứng.

– Tụ máu bìu do chấn thương: người bệnh có tiền sử chấn thương bìu trước đó, bìu to, có vết máu bầm.

Thời điểm mổ thoát vị bẹn và phương pháp ưu việt hiện nay

Mô tả cụ thể về bệnh lý thoát vị bẹn giúp phân biệt với các bệnh lý khác.

2. Khi nào cần mổ thoát vị bẹn?

Việc lựa chọn thời điểm mổ thoát vị bẹn thường do bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám và cân nhắc những điều kiện thích hợp nhất cho người bệnh. Trên nguyên tắc khi phát hiện trẻ/người bệnh bị thoát vị bẹn thì phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn càng sớm sẽ càng tốt, bởi điều trị sớm sẽ  tránh được nguy cơ thoát vị bẹn “nghẹt”, càng để lâu nguy cơ thoát vị bẹn nghẹt càng cao. Tuy nhiên, bác sĩ còn căn cứ vào tình hình sức khỏe, thể trạng của từng người để đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Điều trị thoát vị bẹn được cân nhắc sớm hơn nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng như đau hoặc khó chịu vùng bẹn – bìu, khối thoát vị ngày càng to lên, cảm giác nặng nề tăng tức ở vùng bẹn. Phẫu thuật cấp cứu được chỉ định ngay khi người bệnh có dấu hiệu thoát vị bẹn “nghẹt” (tức là khối thoát vị không thể đẩy trở lại vào bụng và máu không lưu thông đến phần thoát vị nếu không phẫu thuật khẩn cấp phần nội tạng bị chui xuống có thể hoại tử gây nguy hiểm đến tính mạng và ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của người bệnh).

Tìm hiểu thêm: Địa chỉ khám tiền hôn nhân uy tín và những tiêu chí nhận biết

Thời điểm mổ thoát vị bẹn và phương pháp ưu việt hiện nay

Trẻ em hay người lớn được chẩn đoán thoát vị bẹn cần tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt, để tránh nguy cơ khối thoát vị biến chứng nghẹt gây nguy hiểm đến tính mạng (hoại tử ruột) và ảnh hưởng tới chức năng sinh sản (teo tinh hoàn).

3. Các phương pháp mổ thoát vị bẹn? Phương pháp nào ưu việt?

3.1 Các phương pháp mổ thoát vị bẹn

Hiện nay, phẫu thuật thoát vị bẹn gồm phẫu thuật mở (mổ mở hay mổ phanh) và phẫu thuật nội soi (mổ nội soi).

Phẫu thuật mở (mổ mở)

Đây là phương pháp truyền thống, được sử dụng rộng rãi từ lâu. Theo đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường mổ nhỏ tại vị trí bụng dưới của trẻ/người bệnh, sau đó dùng dụng cụ chuyên dụng để đẩy tạng thoát vị trở lại ổ bụng. Sau đó đóng lỗ trong ống bẹn để ngăn ngừa thoát vị.

Phẫu thuật nội soi (mổ nội soi)

Bác sĩ sẽ rạch một lỗ nhỏ khoảng vài mm qua rốn và/hoặc thành bụng, sau đó dùng một ống soi có gắn camera ở đầu và sử dụng các dụng cụ đặc biệt để đẩy tạng thoát vị trở lại ổ bụng và khâu đóng kín ống phúc tinh mạc.

3.2 Phương pháp mổ thoát vị bẹn ưu việt

Mổ mở điều trị thoát vị bẹn còn tồn tại một số nhược điểm như: tỷ lệ tái phát, tỷ lệ bỏ sót thoát vị bẹn ở bên đối diện, có thể ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của trẻ sau này, thời gian phục hồi lâu và để lại sẹo.

Sự ra đời của phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn đã mở ra một bước tiến mới giúp điều trị hiệu quả bệnh thoát vị bẹn. Đây cũng là phương pháp điều trị thoát vị bẹn được ưu tiên áp dụng hiện nay, bởi các ưu điểm vượt trội như: an toàn, độ chính xác cao, ít xâm lấn, thời gian nằm viện ngắn, vết mổ nhỏ, có thể tầm soát lỗ bẹn bên kia nếu có thì xử trí trong cùng một cuộc mổ tránh bỏ sót, hạn chế tái phát và hạn chế ảnh hưởng tới chức năng sinh sản sau này của trẻ.

Thời điểm mổ thoát vị bẹn và phương pháp ưu việt hiện nay

>>>>>Xem thêm: Những tác dụng của cắt bao quy đầu bạn nên biết

Phẫu thuật nội soi đang là phương pháp mổ thoát vị bẹn được ưu tiên sử dụng bởi nhiều ưu điểm vượt trội như: ít xâm lấn, có thể tầm soát được tình trạng thoát vị bẹn ở bên đối diện (nếu có) xử lý ngay trong cùng một cuộc mổ, hạn chế tỷ lệ tái phát, thời gian phục hồi nhanh, người bệnh mau chóng được ra viện.

4. Căn cứ để lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp

Thoát vị bẹn không thể tự khỏi nếu như bạn không can thiệp điều trị. Điều trị bằng nội khoa (dùng thuốc) chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời chứ không giải quyết được căn nguyên vấn đề, trong một số trường hợp giảm đau không có tác dụng. Chính vì vậy, phương pháp điều trị thoát vị bẹn hiện nay là phẫu thuật (mổ).

Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp cho từng bệnh nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng quát, mức độ thoát vị, và khả năng tài chính. Bác sĩ sẽ tư vấn và cùng bệnh nhân đưa ra quyết định dựa trên các yếu tố này. Vậy nên nếu bạn hay người thân bị thoát vị bẹn, hãy đến thăm khám với bác sĩ để được tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *