Thoát vị bẹn để lâu có thể gây biến chứng “nghẹt” nguy hiểm đến tính mạng. Để có thể nhận biết và điều trị kịp thời, việc hiểu rõ các dấu hiệu thoát vị bẹn là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn chi tiết về bệnh thoát vị bẹn, từ khái niệm, nguyên nhân, các dấu hiệu nhận biết, cho đến cách điều trị và phòng ngừa.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu thoát vị bẹn: Nhận biết sớm để xử trí kịp thời
1. Nguyên nhân thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là yếu tố bẩm sinh và các yếu tố tác động từ bên ngoài.
Yếu tố bẩm sinh: Ở trẻ sinh non hoặc người có thành bụng không phát triển hoàn toàn hoặc có các lỗ nhỏ từ khi sinh ra, tạo điều kiện cho thoát vị xuất hiện.
Tăng áp lực trong ổ bụng: Các hoạt động như nâng vật nặng, ho kéo dài, táo bón, hoặc mang thai đều có thể làm tăng áp lực trong ổ bụng, gây ra thoát vị.
Tuổi tác: Cơ và mô liên kết yếu dần theo tuổi tác, làm tăng nguy cơ thoát vị.
Chấn thương hoặc phẫu thuật vùng bụng: Những tổn thương này có thể tạo ra các điểm yếu trong thành bụng, dẫn đến thoát vị.
2. Dấu hiệu thoát vị bẹn
Nhận biết sớm các dấu hiệu thoát vị bẹn là vô cùng quan trọng để có thể điều trị kịp thời, tránh biến chứng nghẹt gây nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là một số dấu hiệu thoát vị bẹn thường gặp:
2.1 Khối căng phồng ở vùng bẹn – dấu hiệu thoát vị bẹn dễ nhận biết nhất
Khối u này có thể xuất hiện khi bạn đứng, ho hoặc thực hiện các hoạt động làm tăng áp lực trong ổ bụng, và có thể biến mất khi bạn nằm xuống hoặc thư giãn.
2.2 Đau hoặc khó chịu ở vùng bẹn
Cảm giác đau hoặc khó chịu ở vùng bẹn, đặc biệt là khi bạn ho, cúi xuống, hoặc nâng vật nặng, cũng có thể là dấu hiệu thoát vị bẹn.
2.3 Cảm giác nặng ở vùng bẹn
Một số người có thể cảm thấy vùng bẹn trở nên nặng nề hoặc có cảm giác khó chịu lan tỏa xuống đùi.
2.4 Buồn nôn và nôn – dấu hiệu thoát vị bẹn nghiêm trọng
Trong trường hợp thoát vị nghẹt, tức là ruột bị kẹt trong khe thoát vị và không thể trở lại vị trí bình thường, người bệnh có thể bị buồn nôn, nôn và không thể đi ngoài.
2.5 Sưng tấy hoặc đỏ vùng bẹn
Khi thoát vị trở nên nghiêm trọng và không được điều trị kịp thời, vùng bẹn có thể sưng tấy, đỏ và gây đau dữ dội.
Thoát vị bẹn có thể không biểu hiện triệu chứng gì ngoài khối phồng ở vùng bẹn, bìu ở bé trai (vùng gần âm môi của bé gái).
3. Biến chứng của thoát vị bẹn
Các dấu hiệu thoát vị bẹn nếu không được chú ý tới, bạn có thể sẽ phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra như:
Thoát vị nghẹt: Đây là tình trạng nghiêm trọng nhất, xảy ra khi một phần ruột bị kẹt trong khe thoát vị, không thể trở lại vị trí bình thường. Điều này có thể gây ra tắc ruột, thiếu máu nuôi dưỡng, hoại tử ruột, viêm phúc mạc toàn thể và dẫn đến tử vong.
Nguy cơ vô sinh: thoát vị bẹn nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây xoắn tinh hoàn, nghẹt ống dẫn tinh dẫn tới vô sinh (nam giới), hoại tử buồng trứng (phụ nữ ).
4. Chẩn đoán và điều trị bệnh lý thoát vị bẹn
4.1 Chẩn đoán thoát vị bẹn
Việc chẩn đoán thoát vị bẹn thường dựa trên thăm khám lâm sàng với bác sĩ ngoại khoa hoặc nhi khoa và cận lâm sàng như siêu âm vùng bẹn – bìu, chụp X quang. Đối với một số trường hợp khó, có thể phải chụp cắt lớp vi tính CT scan (hoặc chụp cộng hưởng từ MRI) để xác định kích thước và vị trí của khối thoát vị.
Tìm hiểu thêm: Bác sĩ gan mật ở Bệnh viện Thu Cúc
Khám lâm sàng (khám ban đầu) với bác sĩ và thực hiện siêu âm vùng bẹn, bìu giúp chẩn đoán thoát vị bẹn.
4.2 Phương pháp điều trị thoát vị bẹn
Nếu được chẩn đoán bị thoát vị bẹn thì việc điều trị càng sớm sẽ càng tốt, giúp người bệnh tránh được biến chứng “nghẹt” có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Điều trị thoát vị bẹn hiện nay chủ yếu là phẫu thuật (ngoại khoa) với hai phương pháp chính là mổ mở (phẫu thuật mở) và mổ nội soi (phẫu thuật nội soi).
Mổ mở: Bác sĩ sẽ tạo một vết cắt nhỏ ở vùng bẹn, đẩy phần nội tạng thoát ra trở lại vị trí bình thường và khâu lại lỗ thoát vị.
Mổ nội soi: Sử dụng các công cụ nhỏ và camera qua các vết cắt rất nhỏ, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật từ bên trong, giúp giảm đau và thời gian phục hồi nhanh hơn.
Đối với những trường hợp thoát vị nhỏ và không gây ra triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị theo dõi và thay đổi lối sống để giảm áp lực lên vùng bụng, chẳng hạn như tránh nâng vật nặng, điều chỉnh chế độ ăn uống để tránh táo bón, và giảm cân nếu cần.
>>>>>Xem thêm: Kiểm tra sức khỏe định kỳ cần tìm hiểu những gì?
Hiện nay, phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn là phương pháp ưu việt được các chuyên gia ưu tiên sử dụng hơn mổ mở.
5. Biện pháp phòng ngừa thoát vị bẹn
Dù không thể phòng ngừa hoàn toàn thoát vị bẹn, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách thay đổi một số thói quen sống lành mạnh. Xin mách bạn một số biện pháp để phòng ngừa như sau:
Tránh nâng vật nặng: Nếu cần nâng vật nặng, hãy chắc chắn bạn biết cách nâng đúng kỹ thuật để tránh tăng áp lực lên vùng bụng.
Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ thoát vị, do đó duy trì cân nặng hợp lý thông qua chế độ ăn uống và tập luyện đều đặn là rất quan trọng.
Điều trị táo bón: Táo bón kéo dài có thể làm tăng áp lực trong ổ bụng khi bạn cố gắng đi ngoài, do đó điều trị và phòng ngừa táo bón bằng cách ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước là cần thiết.
Không hút thuốc: Hút thuốc có thể gây ho kéo dài và làm yếu cơ bụng, do đó từ bỏ hút thuốc cũng giúp giảm nguy cơ thoát vị bẹn.
Thoát vị bẹn là một bệnh lý phổ biến và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được nhận biết và điều trị kịp thời. Việc hiểu rõ các dấu hiệu thoát vị bẹn sẽ giúp bạn nhận biết sớm và tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời. Nếu bạn hoặc bé nhà bạn có bất kỳ dấu hiệu nào như đã đề cập ở trên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán sớm và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, tránh để lâu thoát vị bẹn gây biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.