Suy tim là tình trạng cơ tim không đảm bảo được nhu cầu về cung cấp lượng tuần hoàn (đưa máu nghèo ôxy từ khắp cơ thể đổ về tim sau đó đưa lên phổi và đưa máu giàu ôxy từ phổi trở về tim rồi bơm đi khắp cơ thể). Vì vậy người mắc bệnh suy tim luôn có cảm giác mệt mỏi, ho, khó thở,…
Bạn đang đọc: Những điều quan trọng cần biết về bệnh suy tim
1. Suy tim là bệnh gì?
Suy tim là tình trạng cơ tim không đảm bảo được nhu cầu về cung cấp lượng tuần hoàn
Suy tim là tình trạng cơ tim không đảm bảo được nhu cầu về cung cấp lượng tuần hoàn (đưa máu nghèo ôxy từ khắp cơ thể đổ về tim sau đó đưa lên phổi và đưa máu giàu ôxy từ phổi trở về tim rồi bơm đi khắp cơ thể).
Hệ thống tim mạch của mỗi người khi không cung cấp đủ máu cho tế bào sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi, khó thở, nhiều trường hợp có thể bị ho. Các hoạt động thường ngày cũng có thể trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là đi bộ, đi cầu thang, mang vác đồ… Nếu quá sức, bệnh nhân có thể bị ứ dịch dẫn tới sung huyết ở phổi và phù ngoại vi.
Đây là một bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh nhưng điều này không có nghĩa là tim sẽ ngừng hoạt động khi ở những người mắc căn bệnh này. Bệnh vẫn có thể được điều trị và người bệnh vẫn có thể sống khỏe mạnh nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
2. Triệu chứng và nguyên nhân suy tim
2.1 Triệu chứng của bệnh suy tim
Người mắc bệnh suy tim thường có một số triệu chứng ban đầu như:
– Tăng cân đột ngột không rõ nguyên do và liên tục.
– Hay bị tình trạng khó thở, trống ngực dồn dập, đột nhiên bị ngất.
– Khó thực hiện các hoạt động thường ngày do cảm thấy mệt, khó thở.
– Khi làm các việc cần vận động nhiều thấy mất sức, khó thở, choáng váng.
Đó là những biểu hiện ban đầu của suy tim. Khi bệnh diễn tiến nặng hơn, người bệnh có thể có một số triệu chứng lâm sàng như sau:
Đối với bệnh nhân suy tim trái:
– Khó thở: Khi gắng sức ở giai đoạn đầu, tình trạng nặng hơn sẽ bị khó thở kịch phát ban đêm và phải ngồi mới có thể thở thoải mái hơn.
– Gặp phải những cơn hen tim, phù phổi: xuất hiện khi người bệnh gắng sức, khó thở dữ dội, vật vã kích thích, ho ra bọt hồng… Trường hợp này người bệnh cần cấp cứu kịp thời.
– Đau ngực: bệnh nhân có thể bị đau ngực do bệnh mạch vành hoặc cũng có thể do suy tim dẫn tới máu giảm đi tới mạch vành gây đau.
– Khám bệnh tim có thể phát hiện được: mỏm tim trái lệch, tiếng thổi lạ do có bệnh van tim.
Đối với bệnh nhân suy tim phải:
– Khó thở: Người bệnh thường bị khó thở nghiêm trọng dần. Bệnh nhân bị suy tim phải do phổi tắc có thể khó thở nặng hơn.
– Gan to, chân phù, tĩnh mạch cổ bị nổi.
Đối với bệnh nhân suy tim toàn bộ:
– Khi suy tim cấp độ nặng toàn bộ, người bệnh luôn cảm thấy khó thở.
– Gan nở, chân phù nặng, tĩnh mạch cổ nổi và tràn dịch màng phổi.
Tìm hiểu thêm: Hở van tim 3 lá có điều trị được không?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy tim, những người có tiền sử mắc các bệnh tim mạch có nguy cơ cao hơn những đối tượng khác.
2.2 Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy tim
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy tim, những người có tiền sử mắc các bệnh tim mạch có nguy cơ cao hơn những đối tượng khác. Biến chứng từ huyết áp cao, tiểu đường, nghiện rượu và các chất kích thích, người rối loạn tuyến giáp, HIV/AIDS cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.
Tuy nhiên, để tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác, người bệnh cần tiến hành xét nghiệm và gặp các bác sĩ chuyên khoa.
3. Bệnh nhân suy tim cần làm gì?
Các bệnh nhân phải sử dụng thuốc để giảm áp lực cho tim, giúp tim bơm máu tốt hơn và tránh những cơn đau tim bùng phát. Khi có những chuyển biến xấu, người bệnh sẽ được tiến hành phẫu thuật. Ngoài ra, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:
– Khám sức khỏe theo chu kì 6 tháng – 1 năm 1 lần để phát hiện sớm nguy cơ suy tim.
– Duy trì chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là hoa quả tươi và rau củ, không ăn quá mặn.
– Không hút thuốc lá, uống nhiều đồ uống có cồn.
– Tập luyện đều đặn thể dục và tăng dần cường độ, tránh những hoạt động thể lực nhiều.
– Tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ và tái khám đúng hẹn. Khi thấy dùng thuốc mà các triệu chứng không giảm cần đến ngay các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Cách điều trị bệnh tim bẩm sinh
Bệnh nhân suy tim nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe để đảm bảo an toàn cho bản thân
Người mắc suy tim nhất định phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn chính xác những vấn đề liên quan mật thiết đến các hoạt động thường ngày có ảnh hưởng đến bệnh tim mạch như việc tập thể dục ra sao, những việc nên và không nên làm, sử dụng những thực phẩm nào… là những yếu tố cần được quan tâm hàng đầu.
Bên cạnh đó, người mang bệnh suy tim cần tiêm vắc xin phòng cảm cúm và viêm phổi, cũng như cần quan tâm một cách toàn diện đến các vấn đề khác về sức khỏe.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.