Bệnh thấp tim có chữa được không?

Bệnh thấp tim có chữa được không là băn khoăn của nhiều phụ huynh khi con không may mắc bệnh. Dưới đây là một số thông tin hữu ích bạn đọc có thể tham khảo để biết thêm thông tin.

Bạn đang đọc: Bệnh thấp tim có chữa được không?

1. Tìm hiểu thông tin về bệnh

1.1. Bệnh thấp tim là gì?

Bệnh thấp tim là bệnh lý tim mạch dễ gặp phải, nhất là ở trẻ nhỏ. Thấp tim là bệnh viêm nhiễm toàn thân, biểu hiện chủ yếu ở khớp và tim, bệnh có thể xuất phát từ các viêm nhiễm đường hô hấp trên, do liên cầu tan huyết nhóm A gây nên. Bệnh xảy ra sau viêm họng liên cầu nặng, có khi sau viêm họng liên cầu không rõ dễ tái phát ở bệnh nhân thấp tim cũ khi bị tái nhiễm liên cầu.

Bệnh thấp tim có chữa được không?

Thấp tim là bệnh lý tim mạch thường gặp ở trẻ nhỏ.

1.2. Triệu chứng bệnh thấp tim

Biểu hiện lâm sàng của bệnh thường xảy ra sau 2 – 4 tuần hoặc có thể lâu hơn kể từ khi người bệnh nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A. Các triệu chứng xuất hiện độc lập hoặc phối hợp với nhau. Cụ thể:

– Viêm họng;

– Có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao 38 – 40°C;

– Người mệt mỏi, chán ăn, có thể kèm theo ho, đau ngực,…;

– Viêm khớp gồm sưng, đau, nóng, đỏ, tại khớp và vận động hạn chế;

– Viêm cơ tim với biểu hiện đau vùng ngực, loạn nhịp tim, tim đập nhanh, da xanh tái,…;

– Viêm màng trong tim;

– Viêm màng ngoài tim;

– Viêm tim toàn bộ;

– Nổi hạt Meynet trên da;

– Ban vòng và hồng ban trên da;

– Triệu chứng ở thần kinh;

– Triệu chứng khác như viêm phổi, viêm gan cấp, viêm cầu thận và các tổn thương mạch máu,…

1.3. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Trên thực tế, không phải mọi bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A ở hầu họng đều sẽ bị thấp tim mà chỉ một tỷ lệ nhỏ trong đó mới dẫn tới thấp tim. Những yếu tố thuận lợi gây bệnh bao gồm:

– Tuổi tác: 90% trường hợp thấp tim được phát hiện ở trẻ 7 – 15 tuổi, chủ yếu là 9 – 12 tuổi, ít gặp hơn ở trẻ dưới 5 tuổi;

– Yếu tố môi trường: Bệnh thường phát triển tốt hơn khi gặp khí hậu lạnh, ẩm nên thường hay bị vào mùa đông, xuân ở các nước nhiệt đới, ôn đới;

– Cơ địa: Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ có cơ địa dị ứng như mề đay, chàm, hen phế quản,…;

– Mức sống: Thấp tim phổ biến hơn ở vùng có điều kiện sinh hoạt thấp, chất lượng vệ sinh kém, kinh tế thấp, môi trường sống khó khăn, nhà ở chật chội, gia đình đông con,…

1.4. Phương pháp chẩn đoán bệnh

– Xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu thấy bạch cầu tăng, máu lắng tăng; Protein C tăng, sợi huyết tăng, Antistreptolysin O tăng cao > 200 đơn vị Todd. Các chỉ số này sẽ tăng nhiều sau khi người bệnh nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A sau 2 tuần. Tình trạng này kéo dài khoảng 3 – 5 tuần rồi sẽ giảm dần;

– Chụp tim phổi: Có dấu hiệu tim to, rốn phổi đậm,…;

– Điện tâm đồ: Gặp bloc nhĩ – thất cấp I, có thể gặp bloc nhĩ – thất cấp II và cấp III, nhịp nhanh xoang, ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất,…;

– Siêu âm tim: Có hình ảnh HoHL, HoC và có thể có cả dịch màng tim,…

Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp về điều trị tăng huyết áp

Bệnh thấp tim có chữa được không?

Xét nghiệm máu đánh giá chẩn đoán thấp tim.

2. Bệnh thấp tim có chữa được không?

Khi trẻ mắc bệnh thấp tim cần được chuyên gia tim mạch theo dõi và điều trị tại bệnh viện uy tín. Nhiều cha mẹ sốt ruột băn khoăn không biết bệnh thấp tim có chữa được không. Thực tế cho thấy nếu được phát hiện sớm bệnh có thể chữa được tuy nhiên hiệu quả phụ thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh, khả năng đáp ứng thuốc của người bệnh và phác đồ điều trị phù hợp. Mọi biện pháp chữa trị đều tập trung vào chống nhiễm khuẩn, chống viêm và điều trị biến chứng.

Người bị bệnh thấp tim cần được nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời gian bệnh tiến triển cho đến khi mạch, tốc độ máu lắng trở về bình thường, ăn nhẹ mà theo dõi mạch, nhiệt độ, tim, cân nặng hàng tuần xét nghiệm công thức máu, tốc độ máu lắng và ghi điện tim. Ngừng vận động thể dục thể thao trong vòng 6 tháng.

Bệnh thấp tim có chữa được không?

>>>>>Xem thêm: Hở van tim: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Người bệnh cần được nghỉ ngơi tuyệt đối trong quá trình điều trị bệnh.

3. Phòng bệnh thấp tim như thế nào?

Cho đến nay vẫn chưa có vắc xin điều trị các liên cầu. Do đó, khi thấy con mình có hiện tượng sốt, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra tình hình sức khỏe  để phát hiện các bệnh liên cầu khuẩn để tránh hệ lụy dẫn tới bệnh thấp tim ở trẻ.

Để phòng ngừa bệnh cho con mình, cha mẹ nên chú ý nhắc trẻ giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng sau mỗi bữa ăn để phòng ngừa nhiễm trùng răng có thể dẫn tới nhiễm trùng máu và nội mạc tim. Khi nhổ răng phải làm thủ thuật hay phẫu thuật cần thông báo cho bác sĩ nếu có bệnh tim để được cho kháng sinh dự phòng trước.

Trên hết, khi được chẩn đoán xác định mắc bệnh thấp tim, bệnh nhân và người nhà cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ trong việc điều trị bệnh để giảm tới mức thấp nhất những nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *