Nhịp tim chậm nguy hiểm không?

Nhịp tim chậm là một dạng rối loạn nhịp tim thường tiến triển âm thầm với những biểu hiện kín đáo và dễ bị bỏ qua. 

Bạn đang đọc: Nhịp tim chậm nguy hiểm không?

1.Như thế nào là nhịp tim chậm?

Theo cấu tạo của cơ thể, quả tim sẽ có bộ máy phát nhịp để duy trì hoạt động tim ổn định. Bộ máy này bao gồm nút nhĩ thất, nút xoang, bó His và mạng lưới Purkinje. 

Trong đó, nút xoang giữ vai trò làm chủ nhịp tim và phát xung động khoảng 60-100 lần/phút. Nhờ vào quá trình xung động ở các bộ phận của quả tim, tim sẽ thực hiện co bóp.

2. Nhịp tim chậm nguyên nhân do đâu?

Nhịp tim chậm có thể là hậu quả của rối loạn xung điện kiểm soát hoạt động bơm của tim, do những nguyên nhân như:

Nhịp tim chậm nguy hiểm không?

Nhịp tim chậm là một dạng bệnh tim mạch cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả

 Tổn thương mô tim do lão hóa, bệnh tim hoặc nhồi máu cơ tim.

– Dị tật tim bẩm sinh

– Biến chứng sau phẫu thuật tim

– Suy giáp, mất cân bằng điện giải trong cơ thể, hội chứng ngưng thở khi ngủ, sốt thấp khớp hay lupus…

Bên cạnh đó, bệnh nhân tim mạch đang được điều trị cao huyết áp bằng các thuốc gây chậm nhịp tim như chẹn beta giao cảm, chẹn kênh canxi cũng có thể có nhịp chậm.

Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ gây gây ra bệnh  là: tuổi cao, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, căng thẳng kéo dài, lo âu.

3. Nhịp tim chậm nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện điều trị kịp thời, nhịp tim chậm có thể gây ra một số biến chứng do không đủ cung cấp máu đến các cơ quan. Mức độ nghiêm trọng của các biến chứng này phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và sự tổn thương của mô tim, bao gồm:

– Ngất thường xuyên: Các tế bào não đói năng lượng do không đủ máu cung cấp oxy và dinh dưỡng

– Suy tim: Tim đập chậm thường xuyên có thể khiến tim ngày một suy yếu

– Ngừng tim đột ngột hoặc đột tử: Hiếm khi xảy ra.

4. Phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim chậm

Điều trị nhịp tim chậm phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mà bạn gặp phải.

4.1. Điều trị rối loạn tiềm ẩn

Nếu một bệnh tiềm ẩn, chẳng hạn như suy giáp hoặc ngưng thở khi ngủ gây chậm nhịp tim, điều trị các rối loạn này có thể giải quyết tình trạng tim đập chậm.

Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán đột quỵ

Nhịp tim chậm nguy hiểm không?

Người bệnh nhịp tim chậm cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả

4.2. Thay đổi thuốc điều trị các bệnh khác

Nhịp tim chậm có thể là hậu quả do tác dụng phụ của các thuốc điều trị bệnh tim khác. Bác sĩ sẽ kiểm tra các loại thuốc bạn đang dùng và đưa ra biện pháp thay thế: sử dụng thuốc khác hoặc thay đổi liều lượng để cải thiện tình trạng nhịp tim chậm, nếu không có tác dụng, bạn sẽ được chỉ định máy tạo nhịp tim.

4.3. Đặt máy tạo nhịp tim

Là một thiết bị nhỏ gọn, được cấy dưới da để giúp theo dõi nhịp tim và tạo xung điện cần thiết để tim hoạt động ổn định.

5. Phòng ngừa nhịp tim chậm như thế nào?

Để phòng ngừa các triệu chứng bệnh hiệu quả, người bệnh cần thực hiện các phương pháp dưới đây: 

5.1. Tập thể dục và ăn uống lành mạnh 

Người bệnh nên thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, ít chất béo, ít muối, ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời, người mắc chứng nhịp tim chậm nên tập thể dục thường xuyên. Các bài tập nhẹ nhàng phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe.

5.2. Duy trì cân nặng phù hợp 

Thừa cân dễ dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người bệnh cần kiểm soát tốt cân nặng, giữ huyết áp cũng như nồng độ cholesterol ổn định.

5.3. Ngừng hút thuốc

Khi mắc bệnh, người bệnh cần bỏ ngay thói quen hút thuốc. Đây là tác nhân khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, ngừng hút thuốc có thể giúp người bệnh điều trị chứng nhịp tim chậm hiệu quả hơn.

5.4. Hạn chế sử dụng bia rượu 

Đối với người lớn, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên uống 1 ly rượu mỗi ngày. Trong đó, nam giới dưới 65 tuổi có thể uống tối đa 2 ly rượu/ngày. Không nên lạm dụng bia rượu do các chất kích thích có trong các sản phẩm này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. 

5.5. Tránh căng thẳng mệt mỏi

Căng thẳng quá mức có thể tác động trực tiếp tới tim mạch. Người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ sức khỏe.

5.6. Khám sức khỏe định kỳ

Cách tốt nhất để theo dõi và phát hiện các vấn đề về tim mạch là khám sức khỏe định kỳ. Thông qua các bước kiểm tra thường xuyên, người bệnh có thể nhận biết sớm các bệnh nguy hiểm để điều trị kịp thời. 

Nhịp tim chậm nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Hở van tim 2 lá khi nào cần phẫu thuật?

Khám sức khỏe định kỳ giúp bảo vệ tim mạch tối đa

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám – tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe.

Bên cạnh đó, Thu Cúc TCI còn có hệ thống trang thiết bị, máy móc tối tân, chuẩn quốc tế, đảm bảo quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác. 

Để được tư vấn và đặt lịch khám chuyên khoa Tim mạch cùng các chuyên gia đầu ngành, bạn có thể liên hệ qua hotline 0936 388 288 hoặc tổng đài 1900 5588 92.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *