Hẹp van tim nếu không phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe, gây ra biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng như suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim… Vì vậy, hiểu rõ về bệnh hẹp van tim sẽ giúp phòng tránh, điều trị bệnh hiệu quả, tránh những hậu quả không mong muốn. Cùng tìm hiểu những kiến thức cần thiết về bệnh lý van tim này trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Hiểu ngọn ngành về căn bệnh hẹp van tim
1. Hẹp van tim là gì?
Trong hệ tuần hoàn, các van tim thực hiện chức năng đóng mở để dẫn truyền, lưu thông máu giữa các buồng tim và từ tim tới các động mạch đi nuôi dưỡng cơ thể theo mỗi chiều nhất định.
Nếu hở van tim khiến các lá van không kể đóng kín thì van tim bị hẹp là tình trạng các lá van không thể mở hoàn toàn trong quá trình co bóp. Điều này làm cản trở quá trình lưu thông máu qua các van của tim. Bệnh thường xuất hiện khi cấu trúc van bị thay đổi, dày lên, gồ ghề và xơ cứng thay vì thanh mảnh, mềm mại như bình thường.
Tình trạng các lá van không thể mở hoàn toàn trong quá trình co bóp khiến quá trình lưu thông của máu qua các buồng tim và từ tim đế các động mạch trở nên khó khăn.
2. Các loại hẹp van tim
Mọi vị trí của van tim đều có thể bị hẹp. Phụ thuộc vào vị trí mà mức độ ảnh hưởng tới cơ thể sẽ khác nhau như:
– Hẹp van 2 lá: Đây là tình trạng van không thể mở hết làm máu từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái bị giảm sút.
– Hẹp van 3 lá: Khi bị hẹp van 3 lá sẽ gây cản trở dòng máu lưu thông từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải.
– Hẹp van động mạch chủ: Xuất hiện khi lượng máu từ tâm thất trái tới động mạch chủ đi nuôi cơ thể bị giảm.
– Hẹp van động mạch phổi: Làm hạn chế lượng máu được truyền từ tâm thất phải tới động mạch phổi, làm cản trở hoạt động trao đổi oxy.
3. Nguyên nhân chính gây bệnh
Một số nguyên nhân phổ biến khiến van tim bị hep là:
– Lão hóa: canxi tích tụ, đóng cặn tại van là nguyên nhân khiến van bị vôi hóa, làm chúng bị hẹp lại và đóng mở không đúng quy luật.
– Do bẩm sinh: ngay khi trong bào thai, tim của bạn đã gặp vấn đề dẫn đến các khiếm khuyết về van tim.
– Viêm nội tâm mạc, thấp khớp: điều này có thể làm các van bị tổn thương, dính với nhau khiến van bị hẹp.
– Khối u: hiện tượng trong tim xuất hiện khối u làm cản trở sự lưu thông của máu, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Điều này kéo dài có thể dẫn tới đột quỵ. Nhưng những trường hợp này rất ít gặp.
Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán và điều trị hở van động mạch chủ
Vôi hóa van là một trong những nguyên nhân gây bệnh hẹp van tim.
4. Triệu chứng van tim bị hẹp
Các triệu chứng của bệnh rất đa dạng. Bệnh nhân cần quan tâm tới sức khỏe của mình hơn khi thấy xuất hiện một trong những triệu chứng sau:
– Luôn cảm giác lo lắng, bồn chồn, đánh trống ngực, đau ngực
– Cơ thể mệt mỏi, tay chân thường lạnh hơn so với người bình thường
– Hay ho, khó thở và ngất
– Không vận động được mạnh
– Hay bị sưng, phù mắt cá chân
Đặc biệt, nếu các triệu chứng này tăng dần, kèm theo nhịp tim tăng cao khi gắng sức, căng thẳng,… thì người bệnh cần tới cơ sở y tế uy tín để được thăm khám kịp thời.
5. Các điều trị bệnh
5.1. Điều trị bệnh hẹp van tim ở mức độ nhẹ
Hiện nay nếu tình trạng hẹp van ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể được điều trị bằng các thuốc Tây y để duy trì chức năng của van tim, đồng thời giảm thiểu triệu chứng. Một số loại thuốc thường được sử dụng như:
– Thuốc kháng sinh: chủ yếu để điều trị nhiễm liên cầu nhóm A
– Thuốc hạ áp: được chỉ định với những bệnh nhân bị tăng huyết áp
– Thuốc lợi tiểu: chống phù, ngăn dịch tích tụ lại trong phổi
– Thuốc chống đông máu: ngăn ngừa biến chứng tai biến mạch máu não và cục máu đông
– Thuốc chống loạn nhịp tim: mục đích để ổn định nhịp tim trong những trường hợp bệnh nhân có triệu chứng loạn nhịp tim
Các loại thuốc này cần được kê đơn bởi bác sĩ với liều dùng thích hợp. Khi nhận được đơn thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm, không tự ý đổi loại thuốc, tăng liều hoặc ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra cần thăm khám định kỳ để thay đổi đơn thuốc nếu cần thiết.
5.2. Điều trị bệnh hẹp van tim nặng
Nếu sử dụng thuốc nhưng không đạt được hiệu quả cao, hoặc đã gây ra các biến chứng nguy hiểm thì các bác sĩ có thể đề nghị những phương pháp điều trị khác nhằm sửa chữa hoặc thay thế van tim bị hư hỏng.
>>>>>Xem thêm: Bệnh tim bẩm sinh thông liên nhĩ
Các loại thuốc có thể giúp giảm triệu chứng đau tức ngực, khó thở,.. ở người bệnh có van tim bị hẹp.
6. Biến chứng hẹp van tim
Bệnh này sẽ rất nguy hiểm nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, thậm chí để lại những biến chứng rất nghiêm trọng.
– Suy tim: một biến chứng điển hình và phổ biến nhất. Do tim phải gắng sức hoạt động để cung cấp đủ lượng máu đi nuôi cơ thể, lâu dần điều này đã ngầm tác động khiến trái tim bị suy yếu.
– Nhồi máu cơ tim, đột quỵ: khi máu không thể lưu thông bình thường tại các buồng tim và cơ thể sẽ xảy ra ứ đọng tại các thành mạch. Tình trạng dẫn đến hình thành các cục máu đông gây nhồi máu cơ tim và tai biến.
– Rối loạn nhịp tim: đây là biến chứng dễ dàng gặp phải khi van tim bị hẹp.
Ngoài ra, bệnh còn hình thành các cục huyết khối, làm kẹt van tim, thậm chí dẫn đến hỏng van tim. Điều này cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân thường xuyên bị đau tức ngực và khó thở.
7. Cách phòng ngừa bệnh
Một sai lầm khi chúng ta mắc bệnh đó là thường chỉ quan tâm tới phương pháp điều trị mà quên mất rằng chế độ dinh dưỡng cũng rất cần thiết. Sau đây là một vài lưu ý nhỏ, các bạn nên áp dụng:
– Sử dụng ít muối, giảm lượng muối trong mỗi bữa ăn hằng ngày
– Thường xuyên bổ sung các loại vitamin, chất xơ,… từ hoa quả, rau củ và hạt ngũ cốc
– Hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa nhiều chất béo, thực phẩm chứa nhiều cholesterol. Nên sử dụng các loại dầu thực vật thay vì sử dụng mỡ động vật và những đồ chiên rán
– Đối với những người đang sử dụng thuốc chống đông và tăng nguy cơ huyết khối không nên sử dụng các loại rau có màu xanh thẫm như: rau diếp, bắp cải,…Vì chúng làm giảm tác dụng của thuốc.
– Không sử dụng nhiều đồ uống chứa cồn, chất kích thích,…
– Thường xuyên tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe
– Quan tâm tới sức khỏe, thăm khám sức khỏe định kỳ để tránh những biến chứng có thể xảy ra
Như vậy, hẹp van tim hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu chúng ta chủ động phòng ngừa và được điều trị từ sớm. Hãy tuân thủ phác đồ điều trị kết hợp với những bữa ăn lành mạnh, chế độ sinh hoạt phù hợp để giảm thiểu những biến chứng có thể xảy ra nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.