7 dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm thường bị bỏ qua

Trong một cơn đột quỵ, mỗi phút giây đều có giá trị cứu sống bệnh nhân khỏi chết não. Bằng cách biết 7 dấu hiệu đột quỵ, chúng ta có thể nhận biết sớm và hành động kịp thời để cứu sống chính mình hoặc những người xung quanh. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh đột quỵ và những dấu hiệu quan trọng nhưng thường bị bỏ qua trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: 7 dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm thường bị bỏ qua

1. Đột quỵ là gì? Vì sao nguy hiểm?

Đột quỵ, là hiện tượng xảy ra do lưu lượng máu lên não ngừng lại và các tế bào não bắt đầu chết. Đột quỵ có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Có ba loại đột quỵ rất hay xảy ra:

– Đột quỵ thiếu máu cục bộ do sự tắc nghẽn trong động mạch.

– Cơn đột quỵ xuất huyết là do vỡ mạch máu.

– Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA), là một sự tắc nghẽn tạm thời trong động mạch. Tuy không gây tổn thương vĩnh viễn nhưng TIA làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Hành động sơ cứu nhanh có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với người đang bị đột quỵ. Các chuyên gia cho biết, nếu người đột quỵ nhận được sự trợ giúp khẩn cấp trong vòng 1 giờ có thể tránh được nguy cơ tàn tật hoặc thiệt mạng.

Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ, những người được điều trị bằng thuốc tan cục máu đông trong vòng 4-5 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên của đột quỵ sẽ có cơ hội hồi phục cao hơn.

7 dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm thường bị bỏ qua

Hành động sơ cứu nhanh có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với người đang bị đột quỵ.

2. 7 dấu hiệu đột quỵ chúng ta cần cảnh giác

Nhận biết các dấu hiệu đột quỵ có thể giúp cứu giúp được người khác. Thậm chí trong nhiều trường hợp có thể cứu sống chính mình. Các triệu chứng đột quỵ bắt đầu đột ngột và có thể bao gồm bất kỳ trường hợp nào sau đây:

2.1. Đi lại khó khăn – 1 trong 7 dấu hiệu đột quỵ dễ nhận ra

Điều này có thể do thiếu thăng bằng cơ thể, tê yếu, vụng về hoặc chóng mặt. Bạn muốn ngồi hoặc nằm nhưng không được, hoặc khó thực hiện các công việc đơn giản.

2.2. Khó khăn khi giao tiếp

Đột ngột nhầm lẫn hoặc khó hiểu, khó tư duy có thể là một triệu chứng phổ biến của đột quỵ. Bạn có thể không hiểu người khác đang nói gì, nói khó, nói ngọng và mất khả năng viết. Ngoài ra, một trong những dấu hiệu âm thầm của đột quỵ là khi khuôn mặt của bạn không đối xứng, hay còn gọi là méo miệng. Lúc này bạn nên đi khám ngay lập tức.

2.3. Tê hoặc yếu ở một bên của cơ thể hoặc mặt

Dấu hiệu nhận biết có thể là: Bị tê yếu đột ngột ở cánh tay, chân hoặc tê liệt nửa mặt. Điều này thường chỉ xảy ra ở một bên cơ thể. Khi đó bạn thử cố gắng dơ tay qua đầu. Nếu một bên tay rơi xuống, rất có thể bạn gặp nguy cơ đột quỵ.

2.4. Đi lại khó khăn

Mặc dù tay chân của bạn vẫn khỏe, nhưng bạn không có sự phối hợp để làm một việc gì đó bình thường, chẳng hạn như cầm thìa, rung tay hoặc bấm nút. Trong một số trường hợp hiếm hoi, một bộ phận cơ thể có thể phát triển các chuyển động bất thường, tự phát. Bạn cũng có thể bị vấp ngã hoặc mất thăng bằng. Thậm chí là chóng mặt đột ngột, ngã, ngất xỉu.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm ruột tự miễn: Nguyên nhân, cách chăm sóc

7 dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm thường bị bỏ qua

Khả năng nhận biết các dấu hiệu đột quỵ hay xảy ra có thể giúp chúng ta hành động nhanh hơn cứu người và phòng bệnh cho chính mình.

2.5. Giảm thị lực

Bạn có thể đột nhiên bị mờ mắt, thâm đen ở một hoặc cả hai mắt, hoặc bạn có thể nhìn thấy bóng mờ.

2.6. Đau đầu dữ dội – 1 trong 7 dấu hiệu đột quỵ hay xảy ra

Đau đầu dữ dội, cơn đau đến đột ngột, có thể kèm theo buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt hoa mắt rất có thể cho thấy bạn sắp bị đột quỵ. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Nature Reviews Neurology , nếu bạn thường xuyên bị chứng đau nửa đầu, thì khả năng bị đột quỵ sẽ tăng lên.

2.7. Co giật

Hầu hết các trường hợp, co giật không phải do đột quỵ. Nhưng đột quỵ là nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn động kinh ở những người trên 60 tuổi không có tiền sử động kinh trước đó. Ngoài ra, người bệnh đột quỵ có thể gặp các dấu hiệu khác như:

– Đau ở mặt hoặc chân

– Nấc cụt

– Cảm thấy yếu toàn thân

– Đau ngực

– Hụt hơi

– Tim đập loạn nhịp

7 dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm thường bị bỏ qua

>>>>>Xem thêm: Giải pháp cho người mất ngủ 20 năm

Ngay cả khi các triệu chứng đột quỵ biến mất, việc đánh giá sức khỏe càng sớm càng tốt vẫn cần được tiến hành.

3. Các dấu hiệu đột quỵ kéo dài bao lâu?

Thời gian các dấu hiệu đột quỵ nói trên xảy ra phụ thuộc vào loại đột quỵ và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các triệu chứng có thể kéo dài dưới 1 giờ, nhưng chúng cũng có thể tồn tại suốt đời. Một triệu chứng càng kéo dài, thì khả năng nó sẽ tồn tại vĩnh viễn càng cao. Tốt nhất bạn nên giải quyết các vấn đề do đột quỵ gây ra càng sớm càng tốt.

Ngay cả khi các triệu chứng nói trên biến mất, việc đánh giá càng sớm càng tốt vẫn cần được tiến hành. Các cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) là một loại đột quỵ do mất lưu lượng máu tạm thời đến một phần của não.

Ví dụ, một cục máu đông có thể đã nằm trong động mạch và làm tắc nghẽn dòng máu, nhưng bây giờ đã vỡ ra. Mặc dù lưu lượng máu về não có thể đã tự phục hồi, nhưng bạn sẽ có nhiều nguy cơ bị một đợt khác nguy hiểm hơn.

4. Ngăn ngừa đột quỵ xảy ra bằng cách nào?

Bị đột quỵ làm tăng nguy cơ tử vong, tàn tật vĩnh viễn, ảnh hưởng đến sức khỏe dài lâu. Điều trị tốt nhất chúng ta nên phòng ngừa những cơn đột quỵ nguy hiểm trước khi chúng xảy ra,.

Bạn có thể chủ động phòng và giảm thiểu các yếu tố dẫn đến nguy cơ đột quỵ bằng cách:

– Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, trái cây.

– Ăn nhiều hải sản giàu omega-3 tốt cho não bộ thay vì thịt đỏ và thịt gia cầm.

– Giảm lượng cholesterol xấu, chất béo bão hòa trong chế độ ăn hàng ngày.

– Duy trì cân nặng hợp lý.

– Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ nếu mắc bệnh.

– Ăn nhạt, giảm tinh bột và ngũ cốc tinh chế.

– Tăng cường tập thể dục giúp máu lưu thông về não tốt hơn.

– Hạn chế hoặc bỏ hoàn toàn thuốc lá.

– Uống rượu bia, đồ có cồn có chừng mực.

– Dùng thuốc theo chỉ định cho các tình trạng, chẳng hạn như huyết áp cao, tim mạch, xơ vữa động mạch.

– Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có tình trạng sức khỏe hoặc các yếu tố y tế khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.

– Tầm soát nguy cơ đột quỵ dựa vào đánh giá các bệnh lý liên quan.

Dựa vào các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ hoặc những triệu chứng biểu hiện mà các biện pháp phòng ngừa có thể khác nhau. Bạn nên đi khám để lường trước và chính xác các yếu tố nguy cơ đó và cách phòng ngừa phù hợp. Nếu bạn xuất hiện bất cứ triệu chứng nào trong 7 dấu hiệu đột quỵ kể trên, hãy nói chuyện với chuyên gia Nội thần kinh để nhận được lời khuyên hữu ích.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *