Hở van tim 2 lá 1/4: Không nguy hiểm nhưng chớ coi thường

Hở van tim 2 lá 1/4 được coi là mức độ nhẹ nhất của hở van tim. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, bệnh dễ tiến triển thành các mức độ nặng hơn, gây nguy hiểm tới tính mạng. Vậy, hở van 2 lá 1/4 là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng tránh bệnh van tim 2 lá như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Bạn đang đọc: Hở van tim 2 lá 1/4: Không nguy hiểm nhưng chớ coi thường

1. Hở van tim 2 lá 1/4 là gì? 

Đây là một trong những dị tật khiến van tim không thể thực hiện chức năng của mình. Thông thường, van tim 2 lá kiểm soát dòng máu giàu oxy từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái để chuẩn bị cho lần co bóp tiếp theo của tim để đưa máu đi nuôi cơ thể. Nhưng khi van này đóng không khít, một lượng máu bơm ra bị chảy ngược về buồng tim. 

Hở van 2 lá 1/4 là mức độ nhẹ nhất trong các trường hợp hở van tim 2 lá. Ở giai đoạn này, van 2 lá hở nhẹ với tỷ lệ hở chỉ khoảng 20%, thường không kèm theo triệu chứng.

Hở van tim 2 lá 1/4: Không nguy hiểm nhưng chớ coi thường

Hở van 2 lá 1/4 có là mức độ nhẹ nhất của tình trạng hở van tim giữ chức năng kiểm soát lượng máu từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái.

Bên cạnh hở van 2 lá 1/4, hở van tim 2 lá còn có các mức độ khác:

– Hở van tim 2 lá 2/4 (mức độ trung bình): Van tim hở với tỷ lệ từ 20 – 40% tuy nhiên các hoạt động của tim vẫn được đảm bảo. Ở giai đoạn này, người bệnh cần điều trị tích cực để bệnh không tiến triển nặng hơn.

– Hở van tim 2 lá 3/4 (mức độ nặng): Tỷ lệ hở của van tim lên trên 40%. Các triệu chứng ở giai đoạn này sẽ xảy ra dồn dập cùng lúc. Đó là: khó thở, đau thắt ngực, đánh trống ngực, mệt mỏi, ho khan… Người bệnh thường xuyên phải nhập viện để theo dõi và điều trị. Nhiều trường hợp cần phải sử dụng các biện pháp can thiệp sâu để đảm bảo hoạt động bình thường của tim.

– Hở van tim 2 lá 4/4 (mức độ rất nặng): Van tim hở rất nhiều. Người bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu không được cứu chữa kịp thời. Nguyên nhân là do rối loạn nhịp tim, suy tim, phù phổi cấp, hen cấp tính. 

2. Bệnh hở van 2 lá 1/4 có nguy hiểm không? 

Thông thường, ở giai đoạn này, tim vẫn thực hiện chức năng điều hòa. Cụ thể, buồng tim giãn ra để tiếp nhận lượng máu bị chảy ngược lại do van tim không được đóng chặt. Sự bù trừ giúp cho hoạt động của tim vẫn diễn ra bình thường. Đây là lý do người bệnh thường không có triệu chứng gì bất thường. Ở giai đoạn này, bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng. Thậm chí nếu bệnh không có biểu hiện sinh lý thì không cần điều trị. 

3. Khi nào cần điều trị?

Nếu xuất hiện các triệu chứng bệnh lý như tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở mệt mỏi, đau ngực…đó là dấu hiệu cảnh báo bạn cần dùng thuốc để điều trị triệu chứng và kiểm soát tình trạng bệnh. 

Trái với hở van tim do sinh lý, nhiều trường hợp hở 1/4 là hậu quả của các bệnh tim mạch khác lại tiềm tàng “mối nguy” lớn đối với cơ thể, cần được điều trị sớm. 

Các bệnh lý tim mạch có thể gây hở van tim 2 lá bao gồm:

– Thiếu máu cơ tim

– Bệnh mạch vành

– Tăng huyết áp

– Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng

– Di chứng sau nhồi máu cơ tim

Đối với những trường hợp này, người bệnh cần phải thăm khám sớm tại chuyên khoa tim mạch để được điều trị đúng hướng và hiệu quả, nhằm tránh tình trạng ngày một tăng nặng.

Nếu hở van tim 2 lá đi kèm với một số bệnh lý khác như trào ngược dạ dày – thực quản, rối loạn thần kinh,…cũng rất nguy hiểm. Bởi các bệnh lý này làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hở van 2 lá 1/4, dễ gây suy tim.

Tìm hiểu thêm: Nhồi máu cơ tim: Nguyên nhân và dấu hiệu cảnh báo

Hở van tim 2 lá 1/4: Không nguy hiểm nhưng chớ coi thường

Hở van 2 lá 1/4 do bệnh lý có thể khiến người bệnh đau tim, khó thở, cần điều trị

4. Điều trị bệnh hở van 2 lá 1/4 như thế nào?

4.1. Điều trị hở van tim 2 lá 1/4 bằng thuốc

Điều trị nội khoa là phương pháp phổ biến được sử dụng nếu bệnh có triệu chứng. 

Các loại thuốc giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh hở van tim bao gồm: 

– Thuốc lợi tiểu

– Thuốc chống đông

– Thuốc huyết áp

– Thuốc làm giảm nhịp tim 

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ nhưng nhất định phải tuân theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo việc điều trị hiệu quả, an toàn.

Nhưng trước hết, bệnh nhân cần đi khám ngay khi có các triệu chứng của bệnh để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân. 

Các phương pháp chẩn đoán các biến cố liên quan đến van tim bao gồm:

– Điện tâm đồ

– Siêu âm tim

– Chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt hiện đại (MSCT)

– Chụp cộng hưởng từ (MRI)

4.2. Cải thiện tình trạng bệnh hở van tim 2 lá 1/4 bằng cách thay đổi thói quen

Đối với những người bị hở van 2 lá 1/4, chế độ dinh dưỡng và tập luyện đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong phác đồ điều trị, giúp làm chậm tiến trình hở của van tim.

Lời khuyên của các chuyên gia đối với các bệnh nhân mắc bệnh này bao gồm:

+ Hạn chế, tốt nhất là từ bỏ các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu, bia,…

+ Ăn nhạt, hạn chế muối trong khẩu phần ăn

+ Hạn chế chất béo, mỡ động vật, thịt đỏ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng,…trong thực đơn

+ Ăn nhiều cá, ít nhất 2 bữa/tuần

+ Tăng cường các loại rau – củ – quả có lợi cho sức khỏe tim mạch như: ớt chuông, súp lơ, kiwi, hạt điều, hạt dẻ, hạnh nhân, hành lá, táo,…

+ Tập thể dục đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày với các môn thể thao: đạp xe, đi bộ, chạy bộ, thiền, yoga, …

+ Lao động vừa phải, tránh gắng sức

+ Tránh căng thẳng, lo lắng

Hở van tim 2 lá 1/4: Không nguy hiểm nhưng chớ coi thường

>>>>>Xem thêm: 6 thói quen xấu đang làm hại trái tim bạn hàng ngày

Các bệnh lý tim mạch nói chung và hở van 2 lá 1/4 nói riêng có thể được điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm.

4. Những biến chứng có thể xảy ra nếu bệnh không được điều trị hiệu quả

Trong mọi trường hợp, phát hiện sớm hở van 2 lá 1/4 là vô cùng quan trọng để phòng ngừa diễn tiến xấu và những biến chứng nguy hiểm của bệnh bao gồm:

– Suy tim: Hở van tim nói chung và hở van tim 2 lá nói riêng dù ở mức độ nào cũng khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bù đắp lượng máu bị “trả về”, khiến chức năng tim suy yếu. 

– Rối loạn nhịp tim: Điển hình là rung nhĩ. Rung nhĩ trong bệnh hở van hai lá được biểu hiện bằng nhịp nhĩ nhanh và không đều. 

– Đột quỵ, tắc mạch: Đối với bệnh nhân hở van hai lá, rung nhĩ càng làm giảm lượng máu bơm từ tim. Điều này làm tăng nguy cơ đột quỵ, tắc mạch chi do hình thành cục máu đông trong các buồng tim. 

Người bệnh cần thực hiện thăm khám định kỳ hoặc khám sớm khi có các triệu chứng bất thường để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Điều này làm chậm quá trình tiến triển của bệnh hở van tim 2 lá 1/4 và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *