Bệnh van động mạch chủ nếu không được điều trị trong thời gian có thể gây suy tim và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vậy làm thế nào để nhận diện và điều trị bệnh này như thế nào?
Bạn đang đọc: Bệnh van động mạch chủ là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu
1. Bệnh van động mạch chủ là gì?
Đây là khái niệm dùng để chỉ chung các bệnh lý liên quan đến cấu trúc bất thường của van nối giữa thất trái của tim và động mạch chủ.
Tim được cấu tạo gồm 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất, nối với hệ thống động mạch để thực hiện chức năng bơm máu đi nuôi cơ thể. Để quá trình này diễn ra theo một chiều, cần đến hệ thống van tim. Trong đó, van động mạch chủ đóng mở nhịp nhàng, giúp kiểm soát lượng máu được tống ra động mạch chủ theo một chiều. Từ đó máu tiếp tục đổ đi các động mạch nhánh để nuôi khắp cơ thể.
Bình thường sau khi dòng máu được bơm ra động mạch chủ, van này sẽ đóng lại để ngăn không cho máu chảy ngược về buồng tim. Nhưng khi có bất thường trong cấu tạo của van, quá trình bơm máu sẽ xảy ra bất thường, gây ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của tim.
Các dạng bệnh bao gồm:
– Hẹp van động mạch chủ: Là hiện tượng van tim trở nên dày và hẹp hơn, khiến lượng máu đến khắp cơ thể bị ít đi. Điều này cũng khiến tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy máu qua van. Khi thăm khám, có thể nghe thấy tiếng tim đập bất thường.
– Hở van động mạch chủ: Van tim bị hở do không khép lại đúng lúc. Điều này khiến một lượng máu vừa được bơm ra khỏi tim bị chảy ngược trở lại tâm thất trái.
Những bất thường trong hoạt động của van tim giữa tâm thất và động mạch chủ có thể gây ảnh hưởng không tốt đến tim
2. Bệnh hẹp – hở van động mạch có nguy hiểm không?
Nếu hiện tượng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến hoạt động bơm máu của tim không được hiệu quả, khiến tim phải làm việc nhiều hơn, gây ra các vấn đề cho tím và mạch máu, điển hình là:
2.1. Suy tim do bệnh van động mạch chủ
Ở những người mắc chứng hẹp van, thành tâm thất trái dày lên do phải bơm mạnh hơn để tống máu qua van này. Theo thời gian, tâm thất có hiện tượng phì đại, hiệu suất bơm máu giảm có thể dẫn đến suy tim.
Còn với những người bị có van tim động mạch chủ bị hở, tâm thất trái sẽ lớn dần lên vì lượng máu dư bị chảy ngược về. Điều này cũng làm quá trình bơm máu kém hiệu quả, khiến tâm thất phải làm việc nhiều hơn.
2.2. Phình, bóc tách động mạch gây ảnh hưởng đến van động mạch chủ
Sự rối loạn của các mô liên kết ở van động mạch cũng có thể gây ảnh hưởng đến lớp mô của động mạch chủ. Sự thoái hóa của các lớp mô này khiến thành động mạch chủ yếu đi và dãn ra. Tại vị trí thành động mạch quá mỏng và dãn nhiều, động mạch có thể phình ra như một chiếc túi, rất dễ vỡ hoặc khiến các lớp mô bên trong và bênh ngoài thành mạch bị bóc tách, rất nguy hiểm.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh ở van tim này là gì?
Các nguyên nhân gây bệnh hẹp – hở loại van này bao gồm:
– Do dị tật tim bẩm sinh: Ở một số người, van này chỉ có 2 lá thay vì 3 lá như bình thường. Tỉ lệ khá thấp chỉ chiếm 1-2% dân số. Cũng có trường hợp van 1 lá hoặc 4 lá nhưng rất hiếm.
– Do nhiễm trùng: Van nối giữa tâm thất và động mạch chủ có thể bị tổn thương do một số tác nhân gây nhiễm khuẩn.
+ Viêm nội tâm mạc – một dạng nhiễm trùng tim do vi khuẩn
+ Vôi hóa van ở người lớn tuổi do canxi lắng đọng ở trên và xung quanh van
+ Sốt thấp khớp, thường xảy ra ở những người bị viêm khớp dạng thấp
– Do biến chứng các bệnh mãn tính như tiểu đường, xơ vữa động mạch hoặc cao huyết áp, bệnh thận giai đoạn cuối…
Tìm hiểu thêm: Đau đầu là bệnh gì và cách xử lý
Xơ vỡ động mạch là một trong những nguyên nhân gây các bệnh van tim
– Do các bệnh di truyền: hội chứng Marfan, hội chứng Ehler-Danlos.
– Bị nhiễm phóng xạ
– Chấn thương
– Các yếu tố nguy cơ khác: hút thuốc lá, ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, lười vận động…
4. Triệu chứng của bệnh
Bệnh nhân mắc bệnh này thường có các triệu chứng điển hình của các bệnh lý tim mạch, bao gồm:
– Đau ngực hoặc đau thắt ngực
– Khó thở, đặc biệt khi gắng sức
– Đánh trống ngực
– Chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí ngất đi
– Tim đập nhanh, không đều
– Phù mắt cá chân, bàn chân
Riêng những bệnh nhân bị hẹp van động mạch chủ mạn tính có thể không biểu hiện thành triệu chứng trong suốt một thời gian dài. Chỉ khi chức năng của tim đã bị suy giảm do làm việc quá sức, các triệu chứng trên mới trở nên rõ ràng.
5. Chẩn đoán bệnh hẹp – hở van ở động mạch chủ
Do các triệu chứng lâm sàng của bệnh thường không rõ ràng nên sau khi nghe tim, phổi các bác sĩ thường phải làm thêm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để xác minh nếu có nghi ngờ các vấn đề về van tim. Các chẩn đoán đó bao gồm:
– X-quang lồng ngực
– Siêu âm tim
– Chụp cắt lát vi tính (CT)
– Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Các biện pháp này nhằm đánh giá tim, các van tim và động mạch chủ. Tùy từng trường hợp mà các phương pháp sẽ được ưu tiên sử dụng.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, các xét nghiệm khác như đo điện tâm đồ hoặc chụp động mạch vành có thể được sử dụng để phát hiện rối loạn nhịp tim, chẩn đoán phình động mạch, bệnh động mạch vành…
>>>>>Xem thêm: Những cách khắc phục đột quỵ bạn cần biết
Chụp CT là một trong những phương pháp chẩn đoán tình trạng hở – hep các van tim.
6. Điều trị các bệnh lý liên quan
Tùy vào tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ có thể chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau.
Đối với tình trạng bệnh nhẹ hoặc các triệu chứng của bệnh chưa biểu hiện nghiêm trọng, người bệnh thường được điều trị bằng các loại thuốc như thuốc giãn mạch, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu… Mục đích là tránh để bệnh trở nên trầm trọng hơn, trì hoãn, ngăn chặn biến chứng.
Trong thời gian này, bệnh nhân cần thường xuyên đi khám để kiểm tra sức khỏe, đảm bảo các chỉ số luôn duy trì ở mức ổn định.
Nếu có bất thường, cần báo ngay với các bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp. Tránh tự ý sử dụng các biện pháp vì có thể gây “tác dụng ngược”.
Trong các trường hợp bệnh nặng hơn, bệnh nhân cần được tiến hành các biện pháp khác nhằm phục hồi chức năng của van tim.
Có thể thấy các bệnh lý liên quan đến van động mạch chủ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Khi có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Điều này giúp tránh cho bệnh diễn tiến xấu và những biến chứng không mong muốn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về bệnh, bệnh nhân vui lòng liên hệ để được tư vấn chi tiết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.