Bị hẹp van tim hai lá không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi, khó thở mà lâu dần theo thời gian có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như suy tim, phù phổi, nhồi máu cơ tim nếu không được điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây hẹp van tim hai lá, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả.
Bạn đang đọc: Bị hẹp van tim hai lá: Nguyên nhân và cách điều trị
1. Hẹp van tim hai lá là gì?
Hẹp van tim hai lá là tình trạng van tim không thể mở hoàn toàn khi máu vận chuyển từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái, khiến máu ứ đọng tại tâm nhĩ trái và tăng áp lực lên vùng này. Hơn nữa, máu cũng sẽ bị ứ đọng tại phổi và gây khó thở, về lâu dài sẽ gây tăng áp động mạch phổi và làm suy tim phải.
Hẹp van tim hai lá hay xuất hiện ở tuổi trưởng thành, một số trường hợp xuất hiện ở trẻ bị bệnh tim bẩm sinh.
2. Bị hẹp van tim hai lá do nguyên nhân nào?
Hẹp van tim hai lá thường do 2 nguyên nhân chính gây ra, đó là sốt thấp khớp và viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Các bệnh lý này sẽ khiến van tim bị dày lên và dính vào nhau dẫn đến hẹp van tim sau một thời gian dài.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây hẹp van tim hai lá ở người trưởng thành như:
– Vôi hóa van tim do tích tụ canxi tại van hai lá
– Xạ trị ở vùng ngực trong quá trình điều trị
– Bệnh lupus ban đỏ hoặc do viêm khớp dạng thấp
– Hội chứng rối loạn nội tiết
Trường hợp trẻ nhỏ bị hẹp van hai lá chủ yếu là do dị tật bẩm sinh như van hai lá hình dù, vòng thắt trên van hai lá hoặc các bệnh khác khi bị bệnh tim bẩm sinh.
3. Một số triệu chứng thường gặp
Bệnh hẹp van tim hai lá thường tiến triển âm thầm khi ở giai đoạn đầu, chỉ có thể được phát hiện thông qua siêu âm tim. Bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng rõ rệt hơn khi bệnh tiến triển nặng hơn. Các triệu chứng bao gồm:
– Khó thở khi gắng sức, khi mới ngủ dậy hoặc khó thở khi nằm về đêm
– Tim đập nhanh, cảm giác hồi hộp, có thể gây choáng, mất thăng bằng
– Không thể vận động mạnh, cảm giác mệt mỏi tăng nhanh khi gắng sức, kể cả leo cầu thang hay chạy bộ.
– Đau tức ngực, các cơn đau thường tiến triển nặng khi hoạt động và giảm dần khi nghỉ ngơi
– Ho, trong một vài trường hợp có thể ho ra máu.
– Gan to, tĩnh mạch cổ nổi
Khác với người trưởng thành, ở trẻ sơ sinh, các dấu hiệu hẹp van tim hai lá có thể xuất hiện từ sớm ngay từ khi mới sinh và sẽ tiến triển trong 2 năm đầu đời. Điển hình như: Ho nhiều, chậm lớn, đổ mồ hôi khi ăn, khó thở.
4. Hẹp van tim hai lá nguy hiểm như thế nào?
Khi van tim hai lá bị hẹp ở mức nặng hơn, máu bị ứ tại nhĩ trái và làm tăng áp lực lên động mạch phổi. Khi áp lực này tăng cao, máu có thể bị trào ngược vào phổi và gây phù phổi cấp. Lúc này, người bệnh sẽ có biểu hiện như thở dữ dội, vật vã, kích thích,… gây nguy hiểm đến tính mạng.
4.1 Bị hẹp van tim hai lá có thể gây suy tim phải
Việc tăng áp lực động mạch phổi khiến tim cũng phải co bóp mạnh hơn để đẩy được máu từ phổi qua nhĩ trái xuống đến thất trái. Về lâu dài, khả năng bơm máu của tim sẽ giảm dần và hình thành suy tim phải. Nếu không được điều trị sớm, suy tim phải sẽ lan sang suy tim trái và suy tim cục bộ.
4.2 Rung tâm nhĩ
Việc máu ứ đọng tại nhĩ trái sẽ làm buồng tim bị giãn nở, gây ra rối loạn nhịp tim, rung nhĩ. Rung nhĩ có thể là kịch phát hoặc mạn tính và thúc đẩy tình trạng suy tim sớm, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
4.3 Bị hẹp van tim hai lá dễ hình thành cục máu đông
Máu ứ gây hình thành huyết khối, khi máu càng ứ nhiều thì huyết khối sẽ càng lớn, các cục máu đông có thể di chuyển tới các bộ phận khác của cơ thể, gây ra hậu quả nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Tìm hiểu thêm: Mách bạn ý nghĩa các chỉ số trong siêu âm tim
Hẹp van tim hai lá khiến máu ứ đọng ở nhĩ trái và phổi, gây khó thở, suy tim phải.
5. Hẹp van tim hai lá điều trị thế nào?
5.2 Điều trị nội khoa vẫn là phương pháp chủ yếu
Cho đến này, điều trị nội khoa là phương pháp phổ biến thường được áp dụng đối với người bị hẹp van hai lá ở giai đoạn nhẹ và vừa. Tuy sử dụng thuốc điều trị hẹp van tim hai lá không thể giải quyết hoàn toàn các cấu trúc van tim đã bị hư hỏng nhưng có thể làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Các loại thuốc thường sử dụng là:
– Thuốc chống đông máu: giúp ngăn ngừa hình thành các cục máu đông, giảm nguy cơ đột quỵ não, đau tim.
– Thuốc chẹn beta hoặc chẹn kênh canxi: giúp làm chậm, ổn định lại nhịp tim và cải thiện khả năng bơm máu của tim.
– Thuốc chống loạn nhịp: giúp kiểm soát tình trạng rung nhĩ và ổn định nhịp tim khi bị rối loạn nhịp tim.
– Thuốc lợi tiểu: làm giảm sự tích tụ dịch ở phổi và hạn chế ho do máu ứ đọng tại phổi
– Thuốc kháng sinh: trường hợp bệnh nhân cần can thiệp phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác như nhổ răng, nội soi đại tràng… Để làm giảm tình trạng nhiễm trùng van tim.
>>>>>Xem thêm: Chữa trị nhồi máu cơ tim như thế nào?
Điều trị bằng thuốc là phương pháp phổ biến nhưng cần có chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa.
Lưu ý, việc sử dụng các loại thuốc này cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch dựa trên quá trình thăm khám kỹ càng. Do vậy, ngay khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và kê đơn phù hợp.
5.2 Các phương pháp khác
Trong trường hợp bệnh van tim hai lá trở nên nặng hơn, các biện pháp khác có thể được xem xét thực hiện tùy theo mức độ tiến triển của bệnh.
Trong suốt quá trình điều trị dù bằng phương pháp nào, bệnh nhân cũng cần duy trì lối sống lành mạnh, khoa học bao gồm dinh dưỡng hợp lý, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, xây dựng kế hoạch tập luyện. Như vậy mới mong cải thiện bệnh.
Tóm lại, nếu bị hẹp van tim hai lá những được phát hiện và điều trị từ hiệu quả sẽ không gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy, để đảm bảo sức khỏe, mọi người nên thăm khám định kỳ tại các chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán, phát hiện bệnh từ sớm và có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.