Hở van tim 1/4 có nguy hiểm không?

Bệnh hở van tim khiến nhiều người lo lắng. Nhưng liệu hở van tim 1/4 có nguy hiểm không? Có cần điều trị bằng thuốc hay can thiệp phẫu thuật? Những thông tin hữu ích sẽ có ngay trong bài viết dưới đây, mời bạn cùng theo dõi.

Bạn đang đọc: Hở van tim 1/4 có nguy hiểm không?

1. Hở van tim ¼ là gì ?

Hở van tim 1/4 là mức độ hở nhẹ nhất của hở van tim. Lúc này, các triệu chứng vẫn chưa xuất hiện và người bệnh chưa cảm nhận được sự khác biệt về sức khỏe. Hở van tim cũng được chia thành các mức độ khác như hở van 2/4 (mức độ trung bình), hở van 3/4 (mức độ nặng) và hở van 4/4 (mức độ rất nặng). 

Mức độ hở van càng lớn thì lượng máu trào ngược lại càng nhiều. Hậu quả sẽ gây ra rối loạn dòng máu luân chuyển vào tim, làm tim bơm máu không hiệu quả và khiến người bệnh cảm thấy khó thở, hụt hơi. 

Hở van tim 1/4 có nguy hiểm không?

Hở van tim 1/4 thường không gây nguy hiểm, tuy nhiên cần được kiểm soát từ sớm tránh tăng nặng

2. Nguyên nhân gây hở van tim ¼ 

Nguyên nhân hở van tim thường rất đa dạng, có thể do hở van tim bẩm sinh, thoái hóa van tim hoặc do hậu quả của một số bệnh lý tim mạch khác. Thường gặp nhất là thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, thấp tim… Nếu đây là những nguyên nhân gây hở van tim, người bệnh cần cực kỳ cẩn trọng bởi chúng có thể khiến mức độ hở tăng nhanh. 

Việc hở van tim ¼ là mức độ nhẹ nên phần lớn người bệnh không có triệu chứng. Chỉ một số người là bị khó thở, tức ngực, mệt mỏi khi gắng sức. Những triệu chứng này có thể cảnh báo tình trạng hở van tim vẫn đang tiếp diễn nên cần phải được thăm khám từ sớm để điều trị kịp thời. 

3. Bị hở van tim ¼ có nguy hiểm không? 

Bị hở van tim ¼ là hở nhẹ và không gây nguy hiểm nên không cần điều trị nếu người bệnh không có triệu chứng gì, sức khỏe ổn định bình thường.

Hở van sinh lý là tình trạng khá phổ biến, có rất nhiều người bị hở van tim sinh lý mà vẫn khỏe mạnh bình thường. Họ thường không biết mình mắc bệnh trong nhiều năm mà chỉ tình cờ phát hiện khi thăm khám. 

Tuy nhiên, trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng thì cần phải thăm khám kỹ tại các chuyên khoa tim mạch để phát hiện sớm các bệnh cơ hội đi kèm như: Thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp, thấp tim, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn… 

4. Cách phòng ngừa và điều trị hở van tim ¼ 

4.1 Thay đổi lối sống 

Như đã đề cập ở trên, đối với hở van tim ¼ là mức độ nhẹ, do vậy chưa cần sử dụng thuốc nếu không có biến chứng, chủ yếu chỉ cần thay đổi lối sống lành mạnh để hỗ trợ phòng ngừa tính tăng nặng của bệnh. Sau đây là một số gợi ý mà bạn nên áp dụng: 

– Hạn chế sử dụng đồ uống chứa chất kích thích, không hút thuốc lá 

– Giảm hàm lượng muối trong bữa ăn, tránh các đồ muối chua, đồ hộp và rau củ muối

– Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo động vật, nên bổ sung thịt cá ít nhất 2 bữa mỗi tuần. 

– Ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả tươi, giàu chất chống oxy hóa 

– Tráng hoạt động gắng sức quá nhiều, giữ tâm lý ổn định, lạc quan, hạn chế căng thẳng 

– Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày với các bài tập phù hợp sức khỏe.

Tìm hiểu thêm: Cách chẩn đoán và điều trị hẹp mạch vành

Hở van tim 1/4 có nguy hiểm không?

Thay đổi lối sống lành mạnh là yếu tố quan trọng giúp phòng người và trì hoãn sự tăng nặng của bệnh hở van tim

4.2 Điều trị bằng thuốc 

Điều trị bằng thuốc thường áp dụng cho trường hợp người bệnh có các triệu chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Mặc dù điều trị bằng thuốc không làm cho van hết hở, nhưng có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh cũng như phòng ngừa suy tim do hở van tim. Một số loại thuốc được áp dụng để điều trị bao gồm: 

– Thuốc lợi tiểu giúp làm giảm sự tích tụ dịch ở phổi, giảm ho khan, ho có đờm 

– Thuốc chống đông giúp ngăn ngừa hình thành các cục máu đông 

– Thuốc huyết áp giúp hạ huyết áp để giảm áp lực lên van tim 

– Thuốc làm giảm nhịp tim giúp ngăn ngừa nhịp tim nhanh bất thường. 

Đa phần người bệnh hở van tim ¼ hiếm khi phải phẫu thuật sửa hoặc thay van tim. Thế nhưng tuyệt đối không được chủ quan với bệnh, nếu không được phòng ngừa từ sớm, bệnh sẽ trở nặng hơn và việc thay van tim là điều không thể tránh khỏi. Do vậy, người bệnh cầm kiểm soát bệnh lý hiệu quả và thăm khám định kỳ để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Hở van tim 1/4 có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Mục tiêu và biện pháp phòng tránh nguy cơ đột quỵ

Sử dụng thuốc giúp giảm các triệu chứng và hạn chế sự tiến triển của bệnh hở van tim

Trên đây là thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi hở van tim 1/4 có nguy hiểm không? Khi bị hở van tim ¼, người bệnh không nên quá lo lắng, nhưng cũng không được chủ quan bởi bệnh có thể tăng nặng bất cứ khi nào. Vì vậy, ngay từ khi phát hiện bệnh hở van tim ¼ , người bệnh cần chủ động thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, sử dụng thuốc theo chỉ định (nếu có), kết hợp với thăm khám định kỳ và thăm khám thường xuyên để trì hoãn sự tiến triển của hở van tim. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *