Bệnh 3 nhánh mạch vành là gì và phương pháp chẩn đoán

Bệnh 3 nhánh mạch vành là hiện tượng cả 3 nhánh động mạch vành bị tắc hẹp, khiến cơ tim bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Những người mắc bệnh này có nguy cơ rất cao gặp phải suy tim và thiếu máu cơ tim cấp tính. Vì vậy, hiểu rõ về nguyên nhân và các dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này sẽ giúp kịp thời phát hiện và xử trí một cách hiệu quả. Từ đó giảm thiểu được tỷ lệ tử vong và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra trong tương lai.

Bạn đang đọc: Bệnh 3 nhánh mạch vành là gì và phương pháp chẩn đoán

1. Bệnh 3 nhánh mạch vành là gì?

Động mạch vành là hệ thống duy nhất cung cấp máu chứa oxy và dưỡng chất để nuôi cơ tim. Hệ thống này gồm 3 nhánh là:

– Động mạch vành phải

– Động mạch vành liên thất trước

– Động mạch vành mũ

Bệnh 3 nhánh mạch vành xảy ra khi cả 3 nhánh động mạch vành đều bị tắc hẹp, khiến nguồn máu đến nuôi cơ tim bị giảm sút, ảnh hưởng đến chức năng của cơ tim.

Bệnh 3 nhánh mạch vành là gì và phương pháp chẩn đoán

3 nhánh mạch vành là bệnh xảy ra khi cả 3 nhánh động mạch vành đều bị tắc hẹp

2. Nguyên nhân gây 3 nhánh mạch vành tắc nghẽn

Các nhánh động mạch vành bị tắc chủ yếu do các mảng xơ vữa hình thành và bám vào lòng mạch. Các mảng xơ vữa có thành phần chính là cholesterol. Chúng khiến lòng mạch hẹp hơn, đồng thời làm dày và cứng thành mạch, khiến máu lưu thông khó khăn trong lòng mạch.

3. Tắc nghẽn cả 3 nhánh mạch vành nguy hiểm như thế nào?

Hiện tượng tắc nghẽn ở cả 3 nhánh mạch vành làm suy giảm nghiêm trọng lượng máu được đưa đến để nuôi cơ tim. Tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài thường dẫn tới suy tim. Tim không nhận được đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết để hoạt động gây ra những cơn đau thắt ngực.

Đồng thời, các mảng xơ vữa trong lòng mạch có thể bị vỡ ra, hình thành nên huyết khối. Huyết khối lưu thông trong lòng mạch. Khi di chuyển tới vị trí lòng mạch bị hẹp, nó sẽ gây tắc mạch máu và không cho máu lưu thông nuôi dưỡng cơ tim. Hậu quả là xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim và cơ tim bị tổn thương vĩnh viễn không hồi phục.

Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân mắc bệnh mạch vành 3 nhánh có thể lên đến trên 60% nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4. Triệu chứng

Dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh mạch vành là những cơn đau thắt ngực cùng các biểu hiện như:

– Cảm giác chèn ép ở vùng ngực và tim

– Nóng rát vùng ngực

– Đau ran ở vùng ngực, có thể lan ra cổ, hàm và bả vai, tay

– Đầy bụng

– Khó thở

– Mệt mỏi

– Đổ mồ hôi

– Tim đập nhanh, đánh trống ngực

– Chóng mặt, ngất xỉu

Tìm hiểu thêm: Bị rối loạn nhịp tim nguy hiểm thế nào?

Bệnh 3 nhánh mạch vành là gì và phương pháp chẩn đoán

Dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh mạch vành là những cơn đau thắt ngực

5. Các yếu tố làm tăng nguy cơ tắc hẹp 3 nhánh mạch vành

– Tuổi tác

Đàn ông trên 50 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi có nguy cơ cao bị tắc hẹp động mạch vành. Tuổi càng cao, tính đàn hồi của thành mạch càng kém, mạch vành dễ bị bám các mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch.

– Tiền sử gia đình

Người mắc bệnh mạch vành thường có người thân trong gia đình mắc phải chứng bệnh tương tự.

– Các bệnh lý liên quan

Có nhiều bệnh lý liên quan đến chuyển hóa và huyết áp là yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành 3 nhánh. Điển hình như: béo phì, cao huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường…

6. Các phương pháp chẩn đoán

6.1. Phương pháp chẩn đoán lâm sàng bệnh 3 nhánh mạch vành

Dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh mạch vành là những cơn đau thắt ngực. Cơn đau thắt ngực có thể gặp loại không điển hình hoặc điển hình. Cơn đau thắt ngực điển hình xảy ra khi bệnh nhân có 3 dấu hiệu sau đây:

– Đau vùng tim, sau xương ức. Cảm giác đau ran, chèn ép và tê vùng ngực.

– Đau và tăng cảm giác đau khi hoạt động gắng sức.

– Khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc nitroglycerine thì giảm đau hoặc hết hẳn cảm giác đau.

Nếu chỉ có 2 trên 3 dấu hiệu trên thì đó là cơn đau thắt ngực không điển hình. Ngoài ra còn có thể có cơn đau thắt ngực không đặc hiệu với chỉ 1 dấu hiệu hoặc không xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào kể trên.

6.2. Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng bệnh 3 nhánh mạch vành

Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, các chẩn đoán cận lâm sàng cũng giúp phát hiện tình trạng bệnh. Các phương pháp đó bao gồm:

– Điện tâm đồ

Điện tâm đồ có giá trị cao trong chẩn đoán thiếu máu cơ tim do tắc nghẽn mạch vành gây ra.

– Siêu âm tim

Siêu âm tim giúp đánh giá được tình trạng thiếu máu của cơ tim và phát hiện các bệnh lý về tim mạch nói chung.

– Chụp cắt lớp vi tính

Chụp cắt lớp vi tính cho thấy được mắc độ tắc hẹp động mạch vành với độ chính xác cao. Ưu điểm của phương pháp này là không xâm lấn, giúp giảm thiểu ảnh hưởng không cần thiết đến tim và hệ thống mạch vành.

– Chụp cộng hưởng từ

Chụp cộng hưởng từ tim là phương pháp thường được sử dụng khi chẩn đoán các bệnh lý về tim mạch như bệnh mạch vành, bệnh van tim hay suy tim…

Bệnh 3 nhánh mạch vành là gì và phương pháp chẩn đoán

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ chán ăn

Thăm khám sớm và điều trị tắc nghẽn 3 nhánh động mạch vành

7. Các phương pháp điều trị

Khi bệnh mạch vành đã đến giai đoạn tắc hẹp cả 3 nhánh của động mạch vành thì tình trạng thiếu máu cơ tim đã trở nên trầm trọng. Trong trường hợp này, bệnh nhân thường được thực hiện các biện pháp can thiệp ngoại khoa giúp tái thông các mạch vành theo chỉ định của bác sĩ. Để tìm hiểu các phương pháp này là gì và thực hiện như thế nào, bệnh nhân vui lòng liên hệ để được giải đáp chi tiết.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định các loại thuốc giúp cải thiện triệu chứng của các cơn đau thắt ngực và điều trị các bệnh lý liên quan như thuốc giãn mạch, thuốc lợi tiểu… Tất cả các loại thuốc sử dụng cho bệnh nhân đều phải được các bác sĩ chuyên khoa kê đơn để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Bạn nên đi khám để được tư vấn đơn thuốc phù hợp.

Những người mắc bệnh này cũng được khuyên duy trì lối sống và sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể là cải thiện chế độ ăn, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá hay tăng cường vận động và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng.

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh 3 nhánh mạch vành. Hơn tất cả các kiến thức mang tính tham khảo, thăm khám với chuyên gia tim mạch vẫn là cách phát hiện, điều trị, phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.  Hãy chủ động chủ động và tích cực khám với các bác sĩ chuyên khoa để sớm tìm ra bệnh, ngăn chặn những biến chứng không mong muốn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *