Triệu chứng bệnh mạch vành tim và cách điều trị

Một số triệu chứng bệnh mạch vành tim có thể kể đến như nặng nề vùng ngực, chóng mặt, tê vùng ngực, khó thở,… Nếu không được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể dẫn đến nhiều biến chứng về tim mạch vô cùng nguy hiểm.

Bạn đang đọc: Triệu chứng bệnh mạch vành tim và cách điều trị

1. Bệnh mạch vành tim là gì?

Mạch vành tim là bệnh lý xuất hiện khi có một hay nhiều nhánh của động mạch vành bị cản trở hay bị hẹp do sự hình thành những mảng bám tích tụ bên trong. Chúng có thể là cholesterol hay các chất khác bám trên thành mạch máu và được gọi là chứng xơ vữa động mạch.

Nếu bệnh lý này càng tiến triển nặng, quá trình lưu thông máu qua động mạch càng trở nên khó khăn hơn. Đây chính là nguyên nhân khiến cơ tim không thể nhận đủ oxy và lượng máu cần thiết, dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim hoặc đau thắt ngực. Đa số các cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi có một cục máu đông di chuyển đến đoạn hẹp của mạch máu, gây ra tình trạng tắc mạch, từ đó chấm dứt nguồn cung cấp máu của tim, gây tổn thương tim vĩnh viễn.

Ngoài ra, khi bệnh đã tiến triển nặng dần theo thời gian, mạch vành tim có thể khiến cho cơ tim hoạt động nhiều hơn và trở nên suy yếu dần, dẫn đến tình trạng loạn nhịp tim và suy tim. Đây cũng chính là những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh mạch vành tim. Do đó, sự hiểu biết đầy đủ về nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh mạch vành tim sẽ giúp cho việc chẩn đoán, phát hiện và điều trị đạt hiệu quả cao hơn.

Triệu chứng bệnh mạch vành tim và cách điều trị

Sự hiểu biết về dấu hiệu bệnh mạch vành tim sẽ giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn

2. Triệu chứng bệnh mạch vành tim

2.1. Triệu chứng bệnh mạch vành tim phổ biến

Đau thắt ngực hay đau vùng tim là biểu hiện bệnh mạch vành tim phổ biến nhất. Những triệu chứng này có thể được mô tả bởi các dấu hiệu như nặng nề vùng ngực, cảm giác nén ép tim, tê vùng ngực, cảm giác tim bị bóp chặt lại, đau ran vùng ngực, đau ngực âm ỉ, đầy bụng. Những triệu chứng của bệnh mạch vành tim này ở nam giới thường nặng hơn hơn với nữ giới.

2.2. Một số triệu chứng bệnh mạch vành tim khác

Ngoài ra, một số triệu chứng bệnh mạch vành khác có thể xảy ra bao gồm nhịp tim nhanh, khó thở, đánh trống ngực, chóng mặt, mệt mỏi, nôn và buồn nôn, đổ nhiều mồ hôi,…

Tuy nhiên, khi phát hiện những biểu hiện tiêu cực này thì bệnh mạch vành tim cũng đã tiến triển nặng hơn. Do đó, để ngăn chặn và phòng ngừa, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để bảo vệ cho sức khỏe của mình.

Tìm hiểu thêm: Hẹp van tim “hung thủ” gây tử vong nhanh chóng ít ai biết

Triệu chứng bệnh mạch vành tim và cách điều trị

Triệu chứng bệnh mạch vành phổ biến nhất có thể kể đến là đau vùng tim

3. Nguyên nhân gây bệnh mạch vành tim

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có 2 nguyên nhân chính gây bệnh mạch vành tim là:

3.1. Nguyên nhân khách quan

– Độ tuổi: Nữ trên 55 tuổi, nam trên 50 tuổi. Tuổi càng cao thì càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh mạch vành tim.

– Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch thấp hơn nam giới. Tuy nhiên, nữ giới sau thời kỳ mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

– Các bệnh liên quan: Bệnh mạch vành tim dễ dàng xuất hiện ở những người bệnh mắc đồng thời các bệnh lý như béo phì, đái tháo đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu,…

– Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh mạch vành tim cao hơn đối với đối tượng có ông bà, bố mẹ, anh chị mắc các tai biến về tim mạch ở độ tuổi dưới 65 với nữ và dưới 55 với nam.

3.2. Nguyên nhân chủ quan

– Hút thuốc lá: Hút thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch mà còn các bệnh nguy hiểm khác như ung thư vòm họng, ung thư phổi,…

– Nghiện bia rượu: Sử dụng quá nhiều bia rượu là nguyên nhân chính gây thiếu máu cục bộ cơ tim, từ đó làm xuất hiện những cơn đau thắt ngực.

– Lối sống ít vận động: Những người ít di chuyển, không luyện tập thể dục đều đặn, thường xuyên ngồi một chỗ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các bệnh liên quan. 

Triệu chứng bệnh mạch vành tim và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Đột quỵ và cách xử trí cần lưu ý

Triệu chứng bệnh mạch vành có thể kèm theo nôn và buồn nôn

4. Cách điều trị bệnh mạch vành tim

4.1. Phương pháp điều trị chính 

Căn cứ trên các kết quả khám lâm sàng và chẩn đoán cận lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh điều trị bằng các loại thuốc phù hợp với tình trạng của họ, thường là:

– Thuốc giãn mạch

– Thuốc lợi tiểu

– Thuốc hạ huyết áp

– Thuốc chẹn canxi hoặc beta

Các loại thuốc này chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi, bổ sung với loại và liều phù hợp. Bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị đúng hướng.

Ngoài ra, nếu bệnh mạch vành tim đã trở nên nặng thì nặng hơn, các biện pháp điều trị nội khoa không đem lại nhiều tác dụng thì các biện pháp can thiệp khác có thể được đề nghị nhằm tăng cường và cải thiện sự cung cấp máu cho tim.

4.3. Hỗ trợ điều trị bằng thay đổi lối sống

Người bệnh nên xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học và thay đổi những thói quen không tốt để phòng ngừa cũng như làm chậm quá trình tiến triển của bệnh mạch vành tim:

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý: Hạn chế thực phẩm được chế biến bằng nhiều dầu mỡ và các loại thức ăn nhanh. Thực hiện chế độ ăn ít đường, ít muối với các loại thực phẩm tốt cho hệ tim mạch như rau quả xanh, trái cây, các loại ngũ cốc thô, các loại hạt, các loại đậu,…

– Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, tránh khói thuốc.

– Kiểm soát tốt các bệnh lý kèm theo, thường xuyên kiểm tra để phát hiện sớm và điều trị kịp thời những bệnh lý liên quan đến bệnh mạch vành tim như rối loạn mỡ máu, béo phì, thừa cân, đái tháo đường, tăng huyết áp, …

– Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên. Tuy nhiên, người bệnh cần trao đổi trước với bác sĩ để lựa chọn hình thức và cường độ tập thể lực phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.

– Thực hiện lối sống vui vẻ, tích cực, thanh thản với chế độ làm việc điều độ, sinh hoạt hợp lý và quản lý thời gian hiệu quả. Tránh căng thẳng quá mức.

Bệnh mạch vành tim là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm, khiến người bệnh có nguy cơ tử vong. Do đó, cần phát hiện sớm những triệu chứng bệnh mạch vành tim để có phương pháp điều trị kịp thời, hạn chế những rủi ro không mong muốn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *