Bệnh lý mạch vành: Cách phân loại và điều trị

Bệnh mạch vành là một nhóm bệnh tim mạch rất phổ biến. Bên cạnh những khó chịu gây ra cho người bệnh trên lâm sàng, bệnh mạch vành còn có thể đe dọa đến sức khỏe bằng những tình trạng khẩn cấp như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, ngừng tim, ngừng tuần hoàn. Cùng tìm hiểu những bệnh lý mạch vành thường gặp và cách điều trị ra sao đối với từng trường hợp trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Bệnh lý mạch vành: Cách phân loại và điều trị

1. Bệnh lý mạch vành là gì?

Bệnh mạch vành là thuật ngữ chỉ tình trạng động mạch vành bị tắc hẹp hoặc tổn thương do nhiều nguyên nhân. Điều này khiến máu lưu thông khó khăn qua mạch vành, khiến cơ tim thiếu máu, oxy và dinh dưỡng để duy trì hoạt động.

2. Các bệnh lý mạch vành thường gặp là gì?

2.1 Bệnh xơ vữa mạch vành

Xơ vữa mạch vành là hiện tượng tắc hẹp mạch vành do sự hình thành các mảng xơ vữa trong động mạch vành. Trên con đường di chuyển của máu, cholesterol, triglyceride, canxi và tế bào viêm trong lòng mạch vành dễ lắng đọng tạo thành các mảng bám trên thành mạch. Sự phát triển và xơ hóa của các mảng xơ vữa này là nguyên nhân chính làm giảm thiết diện của các động mạch, khiến lòng mạch bị thu hẹp dần, máu lưu thông qua mạch vành khó khăn.

Ban đầu các mảng xơ vữa còn nhỏ và xuất hiện lẻ tẻ, thường chỉ gây tắc hẹp mức độ nhẹ. Nhưng theo thời gian cũng như tác động của các yếu tố nguy cơ, diện tích tắc hẹp có thể tăng dần, làm giảm nghiêm trọng lượng máu tới cơ tim. 

Có 2 loại xơ vữa là mảng bám cứng và mảng bám mềm. Các mảng xơ vữa cứng ổn định hơn, khó bị nứt vỡ. Trong khi đó, các mảng xơ vữa mềm dễ bị nứt vỡ hơn, kết hợp với cơ chế tập kết tiểu cầu tạo thành cục máu đông, gây nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ rất cao.

Bệnh lý mạch vành: Cách phân loại và điều trị

Xơ vữa động mạch vành là loại bệnh mạch vành thường gặp nhất.

2.2 Bệnh mạch vành co thắt

Co thắt động mạch vành là tình trạng gia tăng tạm thời trương lực của lớp thượng tâm mạc ở thành động mạch vành. Điều này làm giảm đáng kể nhưng thoáng qua đường kính lòng mạch, gây tắc hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn mạch vành một cách tạm thời. 

Bệnh thường xảy ra ở những người thường xuyên căng thẳng, stress, tiếp xúc với không khí lạnh hoặc hút thuốc lá, cần sa, hít butan, dùng chất kích thích như rượu bia, ma túy, thuốc pseudoephedrine hoặc ngưng thuốc chẹn canxi… 

Co thắt động mạch vành là một trong những nguyên nhân quan trọng có thể gây ra hội chứng động mạch vành cấp, rối loạn nhịp tim, ngừng tim, ngừng tuần hoàn đưa đến tử vong.

Triệu chứng điển hình nhất của co thắt mạch vành là đau thắt ngực với các biểu hiện:

– Đau tức vùng ngực trái, dưới xương ức, lan dần ra cổ, hàm, vai hoặc cánh tay

– Cảm giác ngực bị đè nén, chén ép, nóng ran

–  Cơn đau xảy ra ngay cả khi không gắng sức

– Thời gian đau khoảng từ 5 – 30 phút 

–  Kết quả trên điện tâm đồ thấy ST chênh lên

Các triệu chứng khác: khó thở, nghẹn cổ, vã mồ hôi, tay chân lạnh, choáng váng, ngất xỉu.

2.3 Bóc tách động mạch vành tự phát

Bóc tách động mạch vành tự phát là một tình trạng khẩn cấp, xảy ra khi các lớp của thành mạch vành đột nhiên rách ra, khiến một phần máu lưu thông qua động mạch vành chảy vào và bị giữ lại trong các khe này. 

Hiện tượng bóc tách làm lưu lượng máu đến cơ tim bị giảm do máu chảy chậm lại. Bệnh có thể gây ra cơn đau thắt ngực, khiến tim đập bất thường. Thậm chí người bệnh có thể tử vong đột ngột nếu không được điều trị kịp thời. 

Bóc tách động mạch vành có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến ở những người khỏe mạnh trong độ tuổi từ 30 và 50. Các vấn đề về mạch máu, tập thể dục quá sức, di truyền, huyết áp cao, sử dụng các chất ma túy,…có thể là những yếu tố nguy cơ của bệnh lý mạch vành này. 

Các triệu chứng của bệnh mạch vành bóc tách gồm:

– Đau ngực

– Nhịp tim nhanh, rung ngực

– Đau cánh tay, vai, hàm

– Khó thở

– Mệt mỏi đột ngột và cực độ

– Buồn nôn

– Chóng mặt

Tìm hiểu thêm: Bệnh sa sút trí tuệ và dấu hiệu cảnh báo chớ coi thường

Bệnh lý mạch vành: Cách phân loại và điều trị

Bóc tách động mạch vành là bệnh mạch vành hiểm gặp nhưng nguy hiểm.

3. Điều trị bệnh mạch vành

Tùy vào mỗi loại bệnh lý mạch vành, mức độ mắc bệnh mà các bác sĩ có thể đưa ra các biện pháp điều trị khác nhau.

3.1 Điều trị bệnh lý mạch vành bóc tách

Trong những trường hợp nhẹ, các mảng bóc tách có thể tự lành mà không cần điều trị. Nhưng một số trường hợp khác thì không như vậy. Hiện tượng này có thể tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Vì thế, bệnh nhân có thể sử dụng chất làm loãng máu nhằm giảm nguy cơ cục máu đông. Bên cạnh đó sử dụng thuốc chẹn beta, đặc biệt là ở những người có bệnh mạch máu. Một số trường hợp, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp khai thông mạch vành theo chỉ định chuyên khoa.

3.2 Đối với các trường hợp co thắt mạch vành

Có thể sử dụng thuốc điều trị co thắt mạch vành gồm: Nitroglycerln, thuốc chẹn canxi và nitrate, thuốc hạ mỡ máu nhóm statin. Trong các trường hợp bị đau thắt ngực Prinzmetal nghiêm trọng không đáp ứng điều trị bằng thuốc, bệnh nhân có thể được chỉ định can thiệp phù hợp.

3.3 Điều trị bệnh lý mạch vành do xơ vữa

Đối với bệnh mạch vành do xơ vữa ở mức độ nhẹ, hầu như người bệnh chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt và tập luyện thì bệnh có thể được cải thiện. 

Tuy nhiên, nếu bệnh mạch vành đã tiến triển nặng hơn, gây những triệu chứng khó chịu, người bệnh thường sẽ được kê một số loại thuốc điều trị tim mạch như: thuốc giãn mạch, thuốc chẹn beta, chẹn canxi, thuốc điều trị mỡ máu, huyết áp,… Các loại thuốc này chỉ mang tính 

Trong trường hợp tắc hẹp trên 70%, đã hoặc có nguy cơ cao xảy ra biến chứng, các biện pháp điều trị nhằm khai thông đường chảy của máu sẽ được cân nhắc sử dụng, đảm bảo cung cấp đủ máu nuôi dưỡng cơ tim. 

Bệnh lý mạch vành: Cách phân loại và điều trị

>>>>>Xem thêm: Mức độ nguy hiểm và cách điều trị thông liên nhĩ

Quá trình điều trị bệnh mạch vành cần tùy vào dạng bệnh lý, mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe thực tế của bệnh nhân.

Lưu ý, các loại thuốc hay phương thức điều trị kể trên chỉ mang tính tham khảo và sẽ được áp dụng khác nhau trên mỗi cá thể bệnh nhân. Người bệnh nên đi khám chuyên khoa tim mạch để được chỉ định phù hợp.

Có thể thấy, các bệnh lý mạch vành rất đa dạng và khó nhận diện. Bằng cách “lắng nghe” cơ thể mình và chủ động thăm khám định kỳ, bạn có thể phát hiện và xác định nguyên nhân từ sớm để có hướng điều trị đúng đắn ngay từ đầu, giúp cải thiện bệnh và ngăn ngừa biến chứng. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *