Thiểu năng mạch vành: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Thiểu năng mạch vành là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến hiện nay với những nguyên nhân và biểu hiện đa dạng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của bệnh này trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Thiểu năng mạch vành: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

1. Nguyên nhân gây thiểu năng mạch vành

Bệnh thiểu năng mạch vành là tên gọi khác của bệnh động mạch vành, một bệnh lý tim mạch phổ biến. Thiểu năng vành chỉ hiện tượng động mạch vành bị suy yếu, giảm khả năng thực hiện chức năng đưa máu đến nuôi cơ tim. 

Bệnh thường xảy ra khi máu chảy qua động mạch vành máu bị chặn bởi các mảng xơ vữa do sự lắng đọng của cholesterol và các chất khác trong máu. Mạch máu cứng hơn và hẹp hơn khiến máu bơm về tim ít hơn, ngày càng cạn kiệt dưỡng chất và oxy.

Thiểu năng mạch vành: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Thiểu năng mạch vành là tên gọi khác của bệnh động mạch vành.

2. Triệu chứng nhận biết bệnh thiểu năng vành

Khi tim không nhận được đủ máu trong một thời gian dài, các triệu chứng thiểu năng vành sẽ xảy ra. 

Đau thắt ngực là một trong những triệu chứng phổ biến nhất, cũng là căn cứ chẩn đoán bệnh mạch vành được nhiều bác sĩ áp dụng. Tùy từng người bệnh mà triệu chứng này được miêu tả khác nhau, gồm:

– Đau giữa ngực hoặc phía ngực bên trái

– Căng tức ngực

– Nặng giống như có ai đè lên

– Nóng rát ngực 

– Co thắt ngực trái

Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng như: 

– Ợ nóng hoặc khó tiêu

– Đau ở cánh tay hoặc bả vai

– Thở khó, mệt, hụt hơi khi thở

– Đổ mồ hôi

– Choáng váng

Các triệu chứng rõ rệt hơn khi máu bị thiếu trầm trọng. Bạn nên đi cấp cứu ngay nếu các dấu hiệu này kéo dài hơn 5 phút mỗi lần hoặc kéo dài liên tục trên 15 phút, nghỉ ngơi hay dùng các loại thuốc giãn mạch cũng không thuyên giảm. 

3. Cách điều trị thiểu năng vành

Hiện tại bệnh thiểu năng vành chưa có cách điều trị dứt điểm. Các biện pháp điều trị chủ yếu nhằm cải thiện triệu chứng, giảm khó chịu cho người bệnh và tăng cường sức khỏe tim mạch.

3.1 Thay đổi lối sống – Biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thiểu năng mạch vành

Thay đổi lối sống là biện pháp đơn giản, tiết kiệm nhất hiện nay trong điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có thiểu năng vành. Các biện pháp bao gồm:

– Bỏ thuốc lá, rượu bia

– Điều chỉnh chế độ ăn: Ăn ít mặn, ít ngọt, hạn chế các chất béo xấu, tăng cường các chất béo có lợi cho cho thể, tích cực bổ sung chất xơ bằng cách ăn nhiều hoa quả, trái cây, rau xanh…

–  Tập luyện khoa học: Nên tập thường xuyên nhưng vừa sức các bộ môn như đi bộ, đạp xe, yoga, thiền,…

Tìm hiểu thêm: Những người có nguy cơ bị đột quỵ cao

Thiểu năng mạch vành: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Thay đổi lối sống giúp phòng ngừa bệnh, cải thiện các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.

3.2 Điều trị bằng thuốc – Phương pháp điều trị giảm triệu chứng

Trong những trường hợp bệnh mạch vành nặng hơn hoặc gây các triệu chứng, bệnh nhân cần được điều trị bằng thuốc giúp làm giảm triệu chứng và điều trị các bệnh lý nguy cơ như: 

– Thuốc chẹn beta: giúp giảm thiểu huyết áp và nhịp tim.

– Nitroglycerin: có tác dụng mở rộng mạch máu và giảm nhu cầu máu của tim,  xoa dịu cơn đau.

– Thuốc ức chế enzyme chuyển hóa angiotensin I: có tác dụng giảm huyết áp, làm chậm hoặc ngăn chặn tác động của bệnh thiểu năng vành nhờ khả năng ức chế hoạt động của Angiotensin I  – một loại protein gây tăng huyết áp và co thắt mạch máu. 

– Thuốc chẹn canxi: giúp mở rộng mạch vành, tăng lượng máu chảy về tim và giảm huyết áp.

– Nhóm thuốc statin: ngăn chăn sự phát triển và giảm thiểu tình trạng đau tim.

Các loại thuốc này chỉ mang tính tham khảo và cần được kê bởi các bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả tốt nhất và hạn chế các phản ứng phụ không mong muốn, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý khác.

Khi việc điều trị nội khoa không đạt hiệu quả, tắc hẹp quá nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của tim, các phương pháp nhằm tác động trực tiếp khai thông mạch vành, tái lập đường máu sẽ được tiến hành. 

3.3 Lưu ý khi điều trị bệnh thiểu năng mạch vành

– Tất cả các biện pháp điều trị phải được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân. Điều này được đánh giá dựa trên kết quả thăm khám kỹ lưỡng với các thiết bị và phương pháp chẩn đoán hiện đại như điện tâm đồ, siêu âm tim, CT mạch vành, MRI tim,… Do vậy, bạn nên theo dõi sức khỏe của mình, phát hiện sớm các triệu chứng, tìm đến các bác sĩ kịp thời để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

– Thay đổi lối sống là phương pháp chính cho các bệnh nhân bị bệnh mạch vành thể nhẹ và cũng là biện pháp hỗ trợ cần thiết trong các trường hợp sử dụng thuốc hay bất cứ biện pháp nào khác. 

– Khi đã được chỉ định đơn thuốc, bạn nên tuân thủ uống thuốc theo đơn, không tự ý đổi loại thuốc, liều dùng hay tự ý ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu thấy xuất hiện những bất thường trong quá trình dùng thuốc, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để được điều chỉnh phù hợp.

Thiểu năng mạch vành: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

>>>>>Xem thêm: Biện pháp hạ thấp nhịp tim bảo vệ sức khỏe

Nên chủ động đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm bệnh mạch vành.

Tóm lại, bệnh thiểu năng mạch vành là một bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Khả năng chữa khỏi của bệnh phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh và phương pháp điều trị. Để phòng bệnh và hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm, bạn nên thực hiện lối sống lành mạnh và thăm khám thường xuyên tại chuyên khoa tim mạch uy tín để theo dõi và bảo vệ sức của chính mình. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *