Không thể chủ quan với bệnh hẹp mạch vành

Bệnh hẹp mạch vành là một bệnh lý tim mạch rất phổ biến hiện nay và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Nhưng dường như nhiều người vẫn chủ quan trước căn bệnh này khiến bệnh được phát hiện muộn, gây khó khăn cho quá trình điều trị. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng này và biện pháp chủ động phòng tránh, điều trị bệnh mạch vành trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Không thể chủ quan với bệnh hẹp mạch vành

1. Hẹp mạch vành là bệnh gì?

Hẹp mạch vành là tình trạng máu không thể lưu thông một cách bình thường qua động mạch vành do diện tích lòng mạch bị thu hẹp. Nguyên nhân gây hẹp lòng mạch chủ yếu là do sự lắng đọng và tích tụ cholesterol trên thành mạch cùng các chất khác trong máu.

Không thể chủ quan với bệnh hẹp mạch vành

Bệnh hẹp mạch vành là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng giảm lưu lượng máu qua mạch vành bởi sự hình thành và phát triển của các mảng xơ vữa động mạch.

2. Tại sao không nên chủ quan với bệnh hẹp mạch vành?

Ở giai đoạn đầu của bệnh mạch vành, các mảng xơ vữa còn ít và chưa bị xơ cứng nên chưa gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận chuyển máu của động mạch vành. Cơ tim vẫn được nuôi dưỡng và đảm bảo hoạt động co bóp để bơm máu. Nhưng nếu bệnh tiến triển nặng hơn, các mảng xơ vữa tích tụ nhiều lên và trở nên cứng hơn thì mạch vành sẽ bị giảm khả năng đàn hồi gây ra tình trạng đau thắt ngực. Diện tích lòng mạch ngày càng thu hẹp khiến cơ tim bị thiếu máu trầm trọng, dễ gây ra các biến chứng như:

– Suy tim

– Nhồi máu cơ tim 

– Đột quỵ 

– Phình mạch 

Đây đều là những tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan với căn bệnh này.

3. Vì sao người bệnh thường chủ quan trước bệnh mạch vành?

Như đã nói ở trên, các mảng xơ vữa khi mới hình thành vẫn còn ít và mềm, chưa gây ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện chức năng của động mạch vành. Hầu như bệnh nhân mắc bệnh mạch vành ở giai đoạn đầu không có triệu chứng. Nếu có thì thường là các dấu hiệu như:

– Đau thắt ngực

– Khó chịu ở ngực, cánh tay, hàm

– Khó thở, thở không ra hơi

– Mệt mỏi, chóng mặt, toát mồ hôi lạnh

– Tim đập bất thường, đánh trống ngực

– Đầy bụng, buồn nôn, ợ nóng

Trong số các triệu chứng trên, đau thắt ngực là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh mạch vành. Nhưng ở giai đoạn này, triệu chứng đau ngực cũng rất mơ hồ và ở mỗi bệnh nhân, tình trạng đau ngực cũng biểu hiện khác nhau. Một số trường hợp cơn đau ngực chỉ xuất hiện thoáng qua trong thời gian ngắn rồi mất đi hoặc chỉ diễn ra khi gắng sức và thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Điều này khiến người bệnh chủ quan và không đi khám ngay. 

Trong khi đó, một số triệu chứng như đầy bụng, ợ nóng hay khó thở thường dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như tiêu hóa, các bệnh về phổi. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh chủ quan, tự chẩn đoán dẫn đến chẩn đoán và điều trị sai. 

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu của bệnh mạch vành cần lưu ý

Không thể chủ quan với bệnh hẹp mạch vành

Mệt mỏi là một trong những triệu chứng hẹp mạch vành không điển hình mà nhiều người thường chủ quan. Khi thấy biểu hiện này, người bệnh cần đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm.

4. Làm thế nào để chủ động phòng tránh và điều trị hẹp mạch vành?

4.1 Khi chưa phát hiện bệnh hẹp mạch vành

– Đi khám định kỳ

Ngay cả khi không có bất cứ một dấu hiệu nào của bệnh mạch vành, bạn cũng nên duy trì việc thăm khám định kỳ 6 tháng 1 lần. Đối với những trường hợp có yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu, thừa cân, béo phì,…nên đi khám định kỳ 3 tháng/lần hoặc khám theo chỉ định của bác sĩ.

– Khám ngay khi thấy các biểu hiện lâm sàng

Đặc biệt, khi thấy một trong các triệu chứng của bệnh dù là mơ hồ nhất, bạn cũng nên đến ngay tại các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám với các bác sĩ giàu chuyên môn và kinh nghiệm. Nhờ đó có thể tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp. 

Trong những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh mạch vành, bạn có thể được thực hiện một trong các chẩn đoán lâm sàng sau:

+ Điện tâm đồ

+ Siêu âm tim

+ Chup X-quang tim phổi

+ Chụp CT mạch vành 

+ Chụp MRI tim

– Thay đổi lối sống

Để phòng ngừa bệnh mạch vành có thể xảy ra, bạn nên duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện khoa học gồm:

+ Ăn nhạt với lượng muối theo khuyến nghị 

+ Hạn chế ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, xào nấu, các thực phẩm ướp muối

+ Tích cực bổ sung rau xanh và các loại trái cây

+ Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, cà phê và các chất kích thích khác

+ Tập luyện thường xuyên, đều đặn các bài tập phù hợp với thể lực

Điều này giúp giảm hiệu quả các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch nói chung và bệnh mạch vành nói riêng.

Không thể chủ quan với bệnh hẹp mạch vành

>>>>>Xem thêm: Bệnh rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

Chụp CT mạch vành có thể giúp phát hiện sớm bệnh với độ chính xác lên đến 97 – 100% và thường được áp dụng trong chẩn đoán bệnh này.

4.2 Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh hẹp mạch vành

Nếu được chẩn đoán đã mắc bệnh mạch vành và được bác sĩ tư vấn điều trị, bạn nên thực hiện nghiêm túc và triệt để theo phác đồ. 

Phác đồ này sẽ được xây dựng dựa trên nguyên nhân gây bệnh, mức độ tắc hẹp của mạch vành, các bệnh lý đi kèm,… Vì thế, việc tuân thủ phác đồ điều trị là vô cùng cần thiết để cải thiện tình trạng tắc hẹp mạch vành và hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. 

Trong những trường hợp nhẹ, có thể bạn chỉ cần thực hiện một số biện pháp thay đổi lối sống. Khi bệnh ở mức độ vừa, bạn có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh mạch vành theo đơn. Nặng hơn, một số phương pháp khác có thể được tiến hành nhằm khai thông dòng chảy trong động mạch vành, phục hồi khả năng tưới máu. 

Như vậy, việc chủ quan trước bệnh hẹp mạch vành có thể gây ra rất nhiều hệ lụy đối với sức khỏe và tính mạng. Bạn cần chủ động phòng ngừa bệnh và chữa sớm nếu có bệnh để tăng hiệu quả điều trị. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *