Van động mạch chủ và những bệnh lý thường gặp 

Van động mạch chủ có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát lượng máu lưu chuyển trong hệ tuần hoàn. Nhưng đây cũng là cơ quan rất dễ gặp phải những tổn thương mà chúng ta khó nhận biết được. Cùng tìm hiểu vai trò, chức năng và những bệnh lý thường gặp ở van tim này qua bài biết sau đây.

Bạn đang đọc: Van động mạch chủ và những bệnh lý thường gặp 

1. Van động mạch chủ là gì?

Đây là một trong 4 loại van thuộc hệ thống van tim của con người, bên cạnh van 2 lá, van 3 lá, van động mạch phổi. Ở người bình thường, sự lưu thông của máu qua các buồng tim được duy trì theo 1 chiều là nhờ hệ thống van tim này. 

Trong đó, van động mạch chủ là van ngăn cách giữa động mạch chủ và tâm thất trái. Van này đóng trong thì tâm trương, ngăn không cho máu đổ ngược từ động mạch chủ về thất trái, đồng thời mở trong thì tâm thu để bơm máu từ tâm thất trái lên động mạch chủ vào hệ tuần hoàn, đưa máu từ tim đi nuôi toàn bộ cơ thể gồm não, đầu cổ, cột sống…

Nếu van tim này bị tổn thương vì bất cứ lý do gì cũng sẽ dẫn đến tình trạng đóng không kín hoặc mở không mở hết van, gây ảnh hưởng đến quá trình bơm máu từ tim đến động mạch chủ.

Van động mạch chủ và những bệnh lý thường gặp 

Van tim nằm giữa thất trái và động mạch chủ có vai trò kiểm soát lưu lượng máu từ buồng thất ra động mạch chủ.

2. Các bệnh lý liên quan

1.1 Hẹp van động mạch chủ 

Hẹp van động mạch chủ là hiện tượng van không thể mở hoàn toàn trong thì tâm thu. Đây là bệnh lý van tim phổ biến, chiếm 1/4 số ca mắc. 80% các trường hợp mắc bệnh này là nam giới.

Van tim này bị hẹp khiến cho lỗ mở giữa tâm thất trái và động mạch chủ bị thu hẹp, dẫn đến giảm lượng máu đến động mạch chủ và lượng máu đi nuôi toàn cơ thể. Tim phải hoạt động vất vả hơn để bơm máu, khiến cho buồng thất giãn ra, thành thất dày hơn và tim suy yếu theo thời gian.

Van tim càng hẹp thì máu càng khó đi qua. Lượng máu ở tâm thất không được đẩy hết vào lòng động mạch gây ra tình trạng thiếu máu nghiêm trọng. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tắc nghẽn đường tống máu của thất trái, cản trở việc cung cấp máu cho các cơ quan trong cơ thể. 

Nguyên nhân chính gây ra hẹp van này gồm:

– Do dị tật bẩm sinh

– Do thoái hóa và vôi hóa van tim

– Do bệnh thấp tim

2.2 Hở van động mạch chủ

Đây là tình trạng lỗ thông giữa động mạch chủ và tâm nhĩ trái không thể đóng hoàn toàn trong thì tâm thu, khiến một phần máu đã tống ra động mạch chủ bị phụt ngược trở lại tâm thất. Điều này khiến lượng máu đến động mạch chủ giảm, đồng thời máu bị ứ lại ở tâm thất gây tình trạng giãn tâm thất. 

Tương tự hẹp van, ở trường hợp này tim cũng phải làm việc nhiều hơn để tống máu khỏi tâm thất, gây suy tim. 

Các nguyên nhân gây bệnh gồm:

– Do khiếm khuyết bẩm sinh gây sa lá van

– Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn gây thủng lá van

– Sa van do thông liên thất

– Bóc tách thành động mạch chủ

Tìm hiểu thêm: Cảnh báo huyết áp cao dẫn đến đột quỵ

Van động mạch chủ và những bệnh lý thường gặp 

Hẹp và hở van là các bệnh lý phổ biến nhất ở van này.

3. Những ai dễ mắc bệnh?

– Những người bị bệnh tim bẩm sinh hoặc hở – hẹp van 2 lá

– Người bị thoái hóa van 

– Những người cao tuổi, gặp phải tình trạng vôi hóa van tim

– Người bị sốt thấp khớp không điều trị triệt để

– Người mắc bệnh thận mạn tính

– Người mắc các bệnh như đái tháo đường, cao huyết áp, rối loạn lipid máu

– Người thường xuyên hút thuốc

4. Cách bảo vệ 

4.1 Thường xuyên đi khám để phát hiện các bất thường

Các bệnh lý tim mạch nói chung hầu như không biểu hiện thành triệu chứng khi còn nhẹ dẫn đến việc bệnh nhân khó mà nhận biết để phát hiện qua các dấu hiệu lâm sàng. 

Bởi vậy, bạn cần đi duy trì việc thăm khám định kỳ để được khám lâm sàng với bác sĩ và các chẩn đoán cận lâm sàng bằng các phương pháp điện tâm đồ, siêu âm tim, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ…từ đó phát hiện sớm các bất thường của van tim, đặc biệt là các bất thường của van tim. Các phương pháp chẩn đoán sẽ được chỉ định trong từng trường hợp cụ thể, phù hợp với tình trạng thực tế của bệnh nhân. 

4.2 Khám ngay khi có các triệu chứng

Khi thấy các dấu hiệu của bệnh dù là manh nha, bạn cũng nên đi khám ngay để được chẩn đoán xác định hoặc loại trừ cần thiết, tránh để bệnh phát triển nặng hơn.

Van động mạch chủ và những bệnh lý thường gặp 

>>>>>Xem thêm: Vì sao đột quỵ ở trẻ em: Những kiến thức cần biết

Phát hiện bệnh nhờ khám với bác sĩ chuyên khoa và thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng hiện đại.

4.3 Thay đổi lối sống

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch thường liên quan mật thiết đến lối sống của người bệnh. Vì vậy, việc duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện khoa học là vô cùng quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh này. 

Cụ thể, bạn nên:

– Hạn chế hút thuốc lá

– Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều muối, dầu mỡ, đồ chiên rán

– Bổ sung rau xanh và các loại rau củ quả

– Tập luyện đều đặn 

– Điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm khuẩn, tránh biến chứng gây tổn thương van tim

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về van động mạch chủ cũng như những bệnh lý thường gặp. Để hạn chế những tổn thương cho van tim này, bạn nên chủ động thăm khám và điều chỉnh lối sống của mình.  

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *