Hở van động mạch chủ: Cách chẩn đoán và điều trị 

Theo thống kê, cứ 10.000 người trong độ tuổi 30-60 tuổi thì sẽ có 1 người mắc bệnh hở van động mạch chủ. Tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân mắc bệnh này kèm đau ngực là 10% và ở nhóm kèm suy tim là 20%. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều tiến triển chậm và người bệnh hầu như không có triệu chứng trong thời gian đầu. Vậy làm thế nào để chẩn đoán và điều trị bệnh lý van tim này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Hở van động mạch chủ: Cách chẩn đoán và điều trị 

1. Các phương pháp chẩn đoán bệnh hở van động mạch chủ 

1.1 Chẩn đoán lâm sàng

– Chẩn đoán qua triệu chứng

Nếu van động mạch chủ chỉ hở ở mức độ nhẹ thì bệnh nhân thường không biểu hiện thành triệu chứng. Các triệu chứng như đau ngực, hồi hộp đánh trống ngực, tim đập nhanh, khó thở,… thường xuất hiện khi van đã hở nặng. 

– Khai thác tiền sử bệnh

Nếu bệnh nhân đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn, có tiền sử tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu,…thì cần đặc biệt lưu tâm.

– Khám triệu chứng thực thể

Nếu sờ tim thấy mỏm tim đập mạnh ở thì tâm trương và chìm sâu ở thì tâm thu, rung miu tâm trương, nghe tim thấy tiếng thổi tâm trương… thì rất có thể bạn đã mắc bệnh hở chủ, cần phải làm thêm các chẩn đoán để kết luận.

1.2 Chẩn đoán cận lâm sàng bệnh hở van động mạch chủ

– Siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán đơn giản không xâm lấn nhưng có giá trị cao trong chẩn đoán các bệnh lý van tim. Kỹ thuật này giúp khảo sát van và động mạch chủ lên, nhờ đó xác định được nguyên nhân và độ nặng của bệnh, đồng thời có vai trò hỗ trợ phát hiện các bệnh van tim khác. 

Tùy vào tình trạng thực tế mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp siêu âm phù hợp gồm: siêu âm tim qua thành ngực, siêu âm tim qua thực quản…

Hở van động mạch chủ: Cách chẩn đoán và điều trị 

Siêu âm là một phương pháp chẩn đoán không xâm lấn và có giá trị cao trong việc phát hiện các bệnh lý van tim.

– Điện tâm đồ

Kỹ thuật được sử dụng để phát hiện những bất thường của nhịp tim, mức độ giãn các buồng tim, có giá trị hỗ trợ trong hầu hết các chẩn đoán tim mạch.

– X-quang ngực

Phương pháp này giúp quan sát, kiểm tra xem bóng tim và cung động mạch chủ có giãn không. Đồng thời đánh giá sung huyết phổi, tràn dịch màng phổi trong suy tim và các bệnh lý về phổi đi kèm. 

– Trắc nghiệm gắng sức

Giúp xác định mức độ nặng của bệnh, mức độ biểu hiện triệu chứng khi hoạt động thể chất. 

– Chụp MRI tim

Chụp MRI tim là một kỹ thuật cao, cung cấp hình ảnh chi tiết về tim, gồm cả van và động mạch chủ. 

– Chụp CT tim

Hỗ trợ chẩn đoán hiệu quả các bệnh lý tim mạch, đặc biệt khảo sát bệnh mạch vành hiệu quả.

2. Cách điều trị khi van động mạch chủ bị hở

Trong các loại hở van tim, van động mạch chủ bị hở là một trong những tình trạng nguy hiểm nhất bởi liên quan trực tiếp đến việc đưa máu đi nuôi các cơ quan khác trong cơ thể. Dù bệnh ở mức độ nhẹ cũng cần theo dõi và điều trị. Tuy nhiên, lựa chọn cách điều trị bằng phương pháp nào phải dựa trên mức độ hở của van tim, triệu chứng lâm sàng và các bệnh lý đi kèm. 

2.1 Các phương pháp điều trị

Thông thường không có phác đồ điều trị bằng thuốc cho người bệnh khi chưa có triệu chứng. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong các bệnh lý van tim như:

– Thuốc kháng sinh, có tác dụng tốt trong dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

– Thuốc ức chế men chuyển

– Thuốc lợi tiểu

– Digitalis

– Nitrat

– Thuốc chẹn beta

– Kháng thụ thể angiotensin II

Các loại thuốc này chỉ mang tính tham khảo và cần được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa tim mạch tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân. 

Các bệnh nhân bị bệnh này ở mức độ nhẹ và vừa nên thăm khám định kỳ hàng năm và làm siêu âm tim 2 năm/lần. 

Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp về điều trị tăng huyết áp

Hở van động mạch chủ: Cách chẩn đoán và điều trị 

Điều trị bằng thuốc giúp giảm triệu chứng của bệnh hở chủ.

Nếu bệnh nhân thuộc một trong các trường hợp: van động mạch chủ hở nặng, hở van cấp tính; bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng khó thở, đau ngực; siêu âm thấy thất trái giãn, chức năng tâm thất trái giảm, phân suất tống máu thất trái

2.3 Làm thế nào ngăn bệnh hở van động mạch chủ tiến triển nặng

Để ngăn tình trạng hở van tiến triển nặng, gây những biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân nên thăm khám, phát hiện bệnh càng sớm càng tốt và chủ động điều trị từ giai đoạn đầu:

– Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ nhằm cải thiện chức năng tim, giảm triệu chứng. Người bệnh cần tuân thủ uống thuốc theo đúng đơn thuốc, không được tự ý bỏ thuốc hay thay đổi liều khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

– Thực hiện chế độ ăn uống khoa học nhằm đảm bảo việc cung cấp cho cơ thể đủ dinh dưỡng. Việc này giúp người bệnh có đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật nhưng không làm tăng gánh nặng cho hoạt động của tim.

– Tập luyện vừa sức với những bài tập phù hợp cũng góp phần cải thiện điều hòa lượng máu qua van tim, tránh cho van phải hoạt động quá sức khiến mức độ hở van tăng lên.

Hở van động mạch chủ: Cách chẩn đoán và điều trị 

>>>>>Xem thêm: Hở van 3 lá là gì? Triệu chứng và Cách điều trị bệnh

Thay đổi lối sống, tập luyện thường xuyên giúp phòng tránh bệnh tặng nặng và gây những biến chứng nguy hiểm.

Tóm lại, hở van động mạch chủ là bệnh tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần chủ động theo dõi và khám sức khỏe để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời. Như vậy vừa có thể cải thiện chất lượng cuộc sống, vừa giúp kéo dài tuổi thọ. Khi thấy các dấu hiệu của bệnh, cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị phù hợp, tránh để bệnh tăng nặng gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *