Cơ chế bệnh thấp tim và cách điều trị bệnh 

Bệnh thấp tim là một bệnh lí tự miễn do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A gây ra, thường gặp và gây nguy hiểm nhất cho trẻ nhỏ. Bệnh có thể làm ảnh hưởng đến chức năng tim mạch, thần kinh của trẻ. Cùng tìm hiểu cơ chế bệnh thấp tim gây hại như thế nào và cách điều trị ra sao qua bài viết dưới đây. 

Bạn đang đọc: Cơ chế bệnh thấp tim và cách điều trị bệnh 

1. Cơ chế gây bệnh thấp tim của liên cầu khuẩn

Cho đến nay, cơ chế gây bệnh thấp tim hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, có 3 giả thuyết được đưa ra để giải thích hiện tượng này như sau:

1.1 Thuyết miễn dịch về cơ chế bệnh thấp tim

Đa phần các nhà khoa học thống nhất rằng trong thấp tim, liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A không phải là nguyên nhân trực tiếp gây tổn thương các cơ quan. Nguyên nhân trực tiếp chính là do phản ứng chéo của cơ thể. 

Thông thường, khi người bệnh bị nhiễm liên cầu khuẩn hay các vi khuẩn khác, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng các kháng thể chống lại vi khuẩn. Nhưng do protein trên vi khuẩn liên cầu khá tương đồng với protein cấu tạo nên một số cấu trúc trên cơ thể người như van tim, khớp, hệ thần kinh,… nên các kháng thể này có thể tấn công nhầm, gây hư hại các cơ quan trên. 

Cụ thể, các nghiên cứu vào giữa những năm 1900 cho thấy thành của liên cầu khuẩn là một cấu trúc rất phức tạp với nhiều chất kháng nguyên khác nhau. Liên cầu khuẩn nhóm A có hai protein mang tính kháng nguyên là M và T. Trong đó, tác nhân gây bệnh chủ yếu là protein M.

Protein M có khả năng kháng lại quá trình thực bào, giúp vi khuẩn xâm nhập nhanh vào mô. Lúc này, cơ thể sẽ tiết ra kháng thể đặc hiệu kháng lại kháng nguyên M của liên cầu khuẩn, khiến M trở nên bất hoạt.

Tuy nhiên, trong thành phần cấu trúc của màng hoạt dịch khớp, lớp nội mạc cơ tim và nhiều tổ chức liên kết của cơ thể cũng có protein M. Do đó khi kháng thể đặc hiệu làm nhiệm vụ có thể gây phản ứng chéo với protein M của các cấu trúc khác trong cơ thể, gây viêm các cơ quan này. Các dạng viêm bao gồm:

– Viêm khớp: thường xảy ra ở các khớp lớn như gối, khuỷu tay, cổ tay

– Viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim cấp tính

– Viêm các tổ chức liên kết gây ban vòng, hạt dưới da

Trong đó, phản ứng viêm thường chỉ để lại di chứng ở tim, gây tổn thương các van tim.

Cơ chế bệnh thấp tim và cách điều trị bệnh 

Có 3 thuyết lý giải về cơ chế bệnh thấp tim. Đó là thuyết miễn dịch, thuyết tự miễn và thuyết nhiễm độc.

1.2 Thuyết nhiễm độc về cơ chế gây bệnh thấp tim

Theo thuyết này, liên cầu khuẩn beta nhóm A có thể gây độc trực tiếp lên các tổ chức trong cơ thể. Đó là cơ tim, van tim, màng hoạt dịch, não,… và gây ra các triệu chứng của bệnh thấp tim gồm:

– Sưng, nóng, đỏ, đau khớp

– Đau tức ngực

– Đau tim

– Khó thở

– Rối loạn vận động, ý thức

1.3 Thuyết dị ứng

Một số quan điểm cho rằng bệnh thấp tim có tính cơ địa. Có những người bẩm sinh đã có ái lực cao với liên cầu khuẩn. Trong một số trường hợp, những đứa trẻ trong cùng một gia đình sẽ cùng mắc bệnh thấp tim do yếu tố gia đình.

2. Cách điều trị bệnh thấp tim

2.1 Chẩn đoán dựa vào cơ chế gây bệnh thấp tim

– Chẩn đoán bệnh thấp tim qua các dấu hiệu lâm sàng

+ Viêm đa khớp: Đau, sưng, đỏ ở các khớp to khiến người bệnh không cử động được khớp. Đau khớp có tính chất di động, từ khớp này sang khớp khác nhưng không để lại di chứng.

+ Viêm tim: Khi nghe tim thấy có tiếng thổi tâm trương hay tâm thu. Có thể thêm tiếng cọ màng tim, mạnh, nhanh mà nhỏ. Khi gõ tim thấy diện tim to.

+ Cục Meynet dưới da: Các cục này có kích thước bằng hạt đỗ cho đến hạt ngô, rắn, di động được. Đa số sờ thấy cục Meynet ở khớp và cột sống.

+ Hồng ban: Các nốt hồng ban xuất hiện dưới da cho thấy có các biến đổi tổ chức dưới da.

+ Múa giật: Đây là hiện tượng người bệnh vận động không tự chủ do rối loạn về thần kinh.

+ Sốt

Tìm hiểu thêm: Bệnh thấp tim ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Cơ chế bệnh thấp tim và cách điều trị bệnh 

Nghe tim có tiếng thổi là một trong những triệu chứng của bệnh thấp tim.

– Các chẩn đoán cận lâm sàng

+ Điện tâm đồ sóng PR kéo dài: điều này cho thấy cho thấy tình trạng viêm của tim hoặc chức năng tim kém.

+ Siêu âm tim: phương pháp sử dụng sóng âm thanh để ghi lại hình ảnh của tim trên màn hình điện tử giúp bác sĩ phát hiện các bất thường về tim. 

+ Xét nghiệm máu: nếu C-reactin protein dương tính, tốc độ lắng máu tăng cao, bạch cầu tăng thì bạn đã bị bệnh thấp tim.

2.2 Điều trị bệnh thấp tim 

Bệnh thấp tim cấp tính thường xảy ra sau khi nhiễm trùng vùng hầu họng do liên cầu. Vì vậy, phương án điều trị bệnh thấp tim trong giai đoạn cấp gồm các biện pháp:

– Dùng kháng sinh

Việc này nhằm loại trừ liên cầu khuẩn ra khỏi cơ thể và ngăn chặn tái phát thấp tim kịp thời. Đồng thời làm giảm đi nguy cơ tổn thương đến van tim. Thuốc kháng sinh để điều trị bệnh tim do thấp là penicillin. Trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với penicillin, bác sĩ có thể dùng một số loại kháng sinh khác.

Ở giai đoạn cấp, có thể sử dụng kết hợp các thuốc thuốc giảm viêm nhằm điều trị triệu chứng. Nếu viêm khớp cần dùng aspirin. Nếu bệnh nhân bị viêm tim nặng có thể sẽ dùng nhóm thuốc corticoid.

Cơ chế bệnh thấp tim và cách điều trị bệnh 

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây động kinh bạn cần biết

Dựa vào cơ chế gây bệnh và mức độ bệnh thấp tim mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.

– Tiêm phòng ngừa tái phát

Trong vài năm sau đợt điều trị thấp cấp đầu tiên, bệnh nhân cần được tiêm phòng thấp tim bằng penicillin chậm hàng tháng hoặc sau mỗi 3 tuần, tùy theo chỉ định của bác sĩ dựa trên tình trạng cụ thể của người bệnh để phòng ngừa tái phát thấp tim.

Những thông tin về cơ chế bệnh thấp tim cũng như cách chẩn đoán và điều trị bệnh trên đây hi vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức để phòng tránh và chữa căn bệnh này. Đừng quên luôn theo dõi sức khỏe của mình để hạn chế khả năng bệnh có thể xảy ra và gây hại cho sức khỏe. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *