Nhồi máu cơ tim type 2 là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Nhồi máu cơ tim được chia thành 5 loại. Trong đó, nhồi máu cơ tim type 2 chiếm khoảng 2 – 10% các trường hợp bị nhồi máu cơ tim nói chung. Cùng theo dõi bài viết sau đây để biết loại nhồi máu cơ tim này có đặc điểm gì và cách điều trị bệnh ra sao nhé. 

Bạn đang đọc: Nhồi máu cơ tim type 2 là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

1. Nhồi máu cơ tim type 2 là gì?

Đây là loại tắc nghẽn mạch vành cấp tính thuộc nhóm cơ chế thứ phát do mất cân bằng giữa cung và cầu oxy cơ tim, không liên quan đến các mảng xơ vữa mạch vành (type 1). Nghiên cứu của Stein GY và cộng sự cho thấy:

– Cơ chế gây giảm cung cấp oxy cơ tim là chủ yếu, chiếm khoảng 52%

– Cơ chế tăng nhu cầu oxy ít hơn, khoảng 26%

– Các trường hợp kết hợp cả 2 cơ chế trên chiếm 15%

– 7% các trường hợp không rõ cơ chế

Các cơn đau tim trong những trường hợp này thường xảy ra khi tim yêu cầu nhiều oxy hơn mức nó đang nhận được. 

Tỉ lệ mắc bệnh này là khoảng 4% nhóm bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim tái phát và khoảng 2%-10% tổng số bệnh nhân nhồi máu cơ tim nói chung. Bệnh có biến chứng tim mạch, chảy máu và nhiễm trùng nhiều hơn, thời gian nằm viện lâu hơn và tỉ lệ tử vong cao hơn gấp 3 lần so với nhồi máu cơ tim type 1. 

Nhồi máu cơ tim type 2 là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Nhồi máu cơ tim loại 2 là tình trạng hoại tử cơ tim cấp tính do mất cân bằng nhu cầu oxy tim.

2. Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim loại 2

Nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim dạng này thường là các vấn đề tim mạch như:

– Co thắt mạch vành

– Thuyên tắc mạch vành

– Nhiễm trùng máu

– Rối loạn nhịp tim, thường gặp nhất là rung nhĩ

– Thiếu máu

– Tăng hay hạ huyết áp

3. Các đối tượng có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim dạng này 

– Những người cao tuổi: Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân mắc bệnh này thường từ 75 tuổi trở lên. Trong đó, khoảng 35% bệnh nhân là nữ giới.

– Những bệnh nhân suy tim, suy thận, mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

– Bệnh nhân đã từng bị các biến cố hoặc bệnh lý tim mạch do xơ vữa như tiền sử nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh mạch máu ngoại biên, tăng huyết áp, đái tháo đường… 

Những đối tượng này cần phải theo dõi và kiểm soát tốt sức khỏe của mình bằng cách đi khám định kỳ, điều trị sớm và kiên trì các bệnh lý nền nếu có. Khi thấy các dấu hiệu bất thường, cần đến gặp bác sĩ ngay để tư vấn hướng xử trí.

4. Chẩn đoán nhồi máu cơ tim loại 2

4.1 Chẩn đoán qua xét nghiệm men tim

Xét nghiệm men tim là phương pháp cận lâm sàng quan trọng để xác định các loại bệnh nhồi máu cơ tim. Dấu ấn sinh học men tim theo thời gian phải tăng hoặc giảm ít nhất 1 giá trị trên bách phân vị thứ 99 của giới hạn tham chiếu trên (URL) kèm theo 1 trong các tiêu chuẩn sau:

– Triệu chứng thiếu máu cục bộ, điển hình là cơn đau ngực sau xương ức
– Có sự thay đổi ST-T mới, xuất hiện sóng Q bệnh lý
– Có sự hoại tử về cơ tim
– Có block nhánh trái mới trên điện tâm đồ
– Tìm thấy rối loạn vận động vùng hoặc thiếu máu cơ tim cấp tính mới trên siêu âm hoặc xạ hình tim

Tìm hiểu thêm: Mục tiêu và biện pháp phòng tránh nguy cơ đột quỵ

Nhồi máu cơ tim type 2 là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Điện tâm đồ là phương pháp chủ yếu trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim nói chung.

4.2 Chẩn đoán qua triệu chứng

Một số triệu chứng có thể liên quan đến mất cân bằng oxy cơ tim gồm: 

– Sốt trên 38 độ C

– Thở gấp, khoảng 24 nhịp/phút

– Huyết áp tâm thu

– Rối loạn các chức năng như toan chuyển hóa, thiểu niệu

– Giảm tưới máu toàn thân dẫn đến thiếu máu nghiêm trọng, hemoglobin

– Đi ngoài ra máu hoặc có máu trong dịch hút dạ dày hay khi nội soi

– Rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh trên 100 nhịp/phút hoặc chậm dưới 60 phút/nhịp

– Suy hô hấp: PaO2 oxy động mạch

– Tăng huyết áp, bệnh võng mạc hoặc bệnh não tiến triển

–  Phù phổi cấp do tăng huyết áp: huyết áp tâm thu > 160mm Hg, có dấu hiệu phù phổi, phải điều trị với nitrate hoặc thuốc lợi tiểu.

5. Điều trị nhồi máu cơ tim do mất cân bằng nhu cầu oxy

Cũng như các loại bệnh lý nhồi máu cơ tim nói chung, việc xử trí nhồi máu cơ tim nhóm 2 cần được tiến hành càng sớm càng tốt, mục tiêu cứu được nhiều khối cơ tim có nguy cơ bị hoại tử. 

Điều trị nguyên nhân nền là quan trọng nhất trong phác đồ điều trị nhồi máu cơ tim loại 2. Mục tiêu của việc điều trị này là điều chỉnh nguyên nhân xấu gây ra sự mất cân bằng về cung – cầu oxy bao gồm:

– Tăng lưu lượng vành: ổn định huyết động nếu có sốc, điều trị co thắt mạch vành khi có nghi ngờ…

– Cải thiện tình trạng thiếu máu (nếu có)

– Hỗ trợ hô hấp trong trường hợp giảm oxy máu

– Điều chỉnh các yếu tố tăng nhu cầu oxy cơ tim như loạn nhịp, nhịp nhanh, tăng huyết áp, nhiễm trùng…

5.1 Điều trị cấp cứu nhồi máu cơ tim type 2

Đối với các trường hợp cấp tính, bệnh nhân có thể được điều trị tái tưới máu hoặc can thiệp mạch vành tùy theo tình trạng bệnh.

Lưu ý, chống chỉ định can thiệp mạch vành sớm trong điều trị nhồi máu cơ tim dạng này đối với bệnh nhân có kèm thêm một số bệnh lý nghiêm trọng như bệnh hô hấp, suy gan, ung thư hoặc có khả năng bị hội chứng mạch vành cấp thấp.

Các thuốc điều trị như thuốc ức chế men chuyển, chẹn beta, statin…thường được chỉ định đơn độc hay phối hợp dựa vào tình trạng cụ thể. 

Nhồi máu cơ tim type 2 là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Chứng mất ngủ và cách cải thiện an toàn

Bệnh nhân nhồi máu cơ tim nói chung cần được đưa đến bệnh viện sớm để được cứu chữa kịp thời, tránh nguy hiểm tới tính mạng.

5.2 Điều trị lâu dài cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim type 2

Sau cấp cứu, bệnh nhân cần được phân tầng nguy cơ tim mạch sau nhồi máu để có chiến lược điều trị cụ thể phù hợp trên từng người bệnh giúp dự phòng đột tử sau nhồi máu, ngăn ngừa suy tim bằng các loại thuốc.

Đối với những bệnh nhân có bệnh cảnh không rõ ràng, cần đánh giá các yếu tố nguy cơ xơ vữa và tầm soát bệnh mạch vành khi bệnh nhân thật sự ổn định để góp phần ngăn chặn thiếu máu cục bộ cơ tim tái phát.

Như vậy, nhồi máu cơ tim type 2 là một bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh những đe dọa tới tính mạng. Khi thấy các dấu hiệu nhồi máu cơ tim loại này, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Như vậy, cơ hội sống sẽ cao hơn và giảm được nguy cơ biến chứng cũng như tái phát sau này. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *