Nhồi máu cơ tim: Bệnh học biểu hiện như thế nào?

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý không còn xa lạ, thậm chí trở thành nỗi khiếp sợ của nhiều người khi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh tim mạch. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về các yếu tố bệnh học của biến cố này. Nhồi máu cơ tim bệnh học có đặc điểm gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

Bạn đang đọc: Nhồi máu cơ tim: Bệnh học biểu hiện như thế nào?

1. Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim – Một trong các yếu tố bệnh học

Nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc nghẽn cấp tính khiến cho con đường đưa máu đến cơ tim bị gián đoạn đột ngột, gây hoại tử cơ tim.

Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim chủ yếu được ghi nhận là do xơ vữa mạch vành. Có đến 70% các trường hợp nhồi máu cơ tim là do nguyên nhân này. Trường hợp này tương ứng với nhồi máu cơ tim type 1. 

Ngoài ra, bệnh còn do các nguyên nhân khác như:

 – Mất cân bằng cung cầu oxy cơ tim không liên quan đến xơ vữa (nhồi máu cơ tim type 2)

– Biến chứng sau can thiệp mạch vành qua da hoặc hình thành huyết khối trong stent (nhồi máu cơ tim type 4)

Nhồi máu cơ tim: Bệnh học biểu hiện như thế nào?

Xơ vữa mạch vành là nguyên nhân chủ yếu gây nhồi máu cơ tim.

– Bất thường liên quan đến phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ và động mạch vành (type 5)

2. Cơ chế sinh bệnh

2.1 Cơ chế sinh bệnh với nhồi máu cơ tim do xơ vữa

Đối với các trường hợp nhồi máu cơ tim do xơ vữa, cơ chế gây bệnh như sau:

Một mặt, các mảng xơ vữa do sự tích tụ, lắng đọng chất béo, canxi và các chất thải khác trong máu trên thành mạch khiến lòng mạch dần bị thu hẹp, cản trở dòng máu lưu thông đưa oxy và dưỡng chất đến nuôi cơ tim. Khi các mảng xơ vữa quá lớn sẽ gây tắc một phần hoặc hoàn toàn mạch vành khiến cơ tim không nhận được máu và hoại tử.

Mặt khác, chính sự nứt vỡ của các mảng xơ vữa mềm là nguyên nhân kích thích sự hình thành các cục máu đông. Các cục máu đông với kích thước khác nhau di chuyển trong máu có xu hướng tập kết lại, tạo nên các khối huyết lớn dễ gây tắc nghẽn mạch vành một cách đột ngột, nhất là khi gặp các đoạn mạch bị chít hẹp do các mảng xơ vữa khác. 

2 cơ chế này có thể là đơn thuần hoặc tác động kép khiến sự tắc hẹp càng trở nên nghiêm trọng.

2.2 Cơ chế mất cân bằng cung cầu oxy cơ tim

Các trường hợp nhồi máu do mất cân bằng oxy thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị co thắt mạch vành, tăng/hạ huyết áp, thuyên tắc mạch vành, thiếu máu, rối loạn nhịp tim,…. Các tình trạng này khiến nhu cầu oxy của cơ tim tăng hoặc giảm bất thường khiến cơ tim bị hoại tử.

2.3 Cơ thế hình thành huyết khối do can thiệp, phẫu thuật

Stent động mạch vành là một phương pháp can thiệp tim mạch. Tuy nhiên, với bản chất là một khung kim loại, stent sẽ kích thích việc tập kết tiểu cầu, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch, dẫn đến huyết khối gây tắc lại stent. 

Phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ – vành mang giúp cải thiện tình trạng tưới máu. Tuy nhiên, nhồi máu cơ tim trong và sau phẫu thuật là một biến chứng nguy hiểm vẫn có thể xảy ra ở khoảng 1-5 % số bệnh nhân thực hiện phương pháp này.

Tìm hiểu thêm: Ai có thể bị đột quỵ? Dấu hiệu nhận biết

Nhồi máu cơ tim: Bệnh học biểu hiện như thế nào?

Đau thắt ngực là triệu chứng bệnh học điển hình của nhồi máu cơ tim.

3. Các triệu chứng lâm sàng

Việc cơ tim bị ngừng cung cấp máu đột ngột do tắc nghẽn không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Các triệu chứng báo hiệu cơn đau tim đang đến gần gồm:

– Cảm giác đau tức ở ngực như bị đè nặng, bó chặt. Cảm giác này có thể lan đến vai, cổ, hàm, lưng hoặc cánh tay.

– Khó thở, đặc biệt trong những trường hợp mất cân bằng oxy cơ tim.

– Buồn nôn, nôn.

– Khó tiêu, ợ nóng hoặc đau bụng, đặc biệt sau khi ăn no.

– Đổ mồ hôi lạnh.

– Mệt mỏi không rõ nguyên nhân.

– Choáng váng, chóng mặt đột ngột, ngất lịm.

4. Nhồi máu cơ tim gây ra những hậu quả gì?

4.1 Tử vong

Tử vong là hậu quả nghiêm trọng nhất do nhồi máu cơ tim gây ra. Các nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim chiếm đến 73% các trường hợp mắc bệnh tim mạch. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể mất mạng ngay sau vài giờ đầu tiên kể từ khi phát bệnh. 

Mặc dù tỉ lệ xảy ra thấp, nhồi máu cơ tim do huyết khối ở stent vẫn là một biến cố nguy hiểm, gây tử vong nhanh với tỉ lệ có thể lên tới 45%.

4.2 Các biến chứng 

Dù được cứu sống nhưng những bệnh nhân nhồi máu cơ tim vẫn có nguy cơ tái phát hoặc gặp phải các biến chứng.

– Các biến chứng gần gồm: 

Đột tử: có thể xảy ra trong khoảng 3 tuần đầu sau khi phát bệnh, tỉ lệ lên tới 10%. Nguyên nhân là do nhịp nhanh thất, rung thất, trụy mạch cấp, mạch phổi nghẽn hay vỡ tim.

Rối loạn nhịp tim: gặp ở 90% bệnh nhân nhồi máu cơ tim, thường xảy ra sau 48 giờ từ khi phát bệnh.

Suy tim cấp: trong khoảng 2 tuần kể từ khi bị nhồi máu cơ tim, nhất là trong trường hợp  tái phát, người bệnh có thể gặp tình trạng suy tim cấp với biểu hiện mạch yếu đập nhanh, tụt huyết áp, vã nhiều mồ hôi.

Tai biến: Nếu huyết khối ở mạch vành di chuyển đến não có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu não gây đột quỵ….

Vỡ tim: khoảng 10% gặp biến chứng này sau khi phát bệnh khoảng 2 tuần do máu từ thất trái tràn ra ngoài màng tim.

Thiếu máu tới cơ tim: Có đến 30% bệnh nhân gặp phải hiện tượng đau thắt ngực sau nhồi máu cơ tim. Đây chính là biểu hiện nhồi máu thứ phát trở lại và thường gặp phải ở bệnh nhân đái tháo đường lâu năm.

Nhồi máu cơ tim: Bệnh học biểu hiện như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Những dấu hiệu không liên quan đến bệnh tim nhưng cảnh báo căn bệnh này

Tử vong là hậu quả nặng nề nhất của nhồi máu cơ tim, có tới 50% bệnh nhân tử vong vì bệnh này trước khi vào viện.

– Các biến chứng xa: 

Vách tim phình to: Có tới 30% gặp biến chứng vách tim phình to. Triệu chứng giống các trường hợp tắc mạch chủ hoặc suy tim.

Đau dây thần kinh: Thường gặp ở những người bị suy nhược, người hay lo lắng, stress. 

Suy tim: Do chức năng hoạt động của tim có sự suy yếu rõ rệt sau nhồi máu cơ tim.

Viêm màng tim: Xuất hiện ở 3 – 4% bệnh nhân nhồi máu cơ tim với biểu hiện là những cơn đau vùng xương ức. Đặc biệt, cảm giác đau đặc biệt gia tăng khi vận động, ho.

Hi vọng những thông tin trên đây nhồi máu cơ tim bệnh học đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, cơ chế, dấu hiệu nhận biết và những hậu quả do nhồi máu cơ tim gây ra để phòng tránh nhận biết sớm để chủ động đi khám hoặc cấp cứu kịp thời giúp bảo toàn tính mạng. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *