Người bị bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu?

Sinh ra khỏe mạnh với cơ thể lành lặn và trái tim khỏe mạnh là mong ước của tất cả chúng ta. Nhưng thực tế, rất nhiều người gặp phải những khuyết tật về tim ngay từ chào đời. Mối quan tâm lớn nhất của gia đình và bản thân người bệnh là bị bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu, chăm sóc ra sao để hạn chế những ảnh hưởng tới cuộc sống. 

Bạn đang đọc: Người bị bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu?

1. Bệnh tim bẩm sinh là gì?

Bệnh tim bẩm sinh (Coronary Heart Disease – CHD)  là thuật ngữ chỉ những dị tật liên quan đến cấu trúc tim. Dị tật tim bẩm sinh là loại phổ biến nhất trong tất cả dị tật ở trẻ sơ sinh. Tại các nước phát triển, tỷ lệ trẻ sinh ra còn sống mắc bệnh tim bẩm sinh chiếm khoảng từ 0,7 – 1%. Ở Việt Nam, theo các báo cáo y khoa, khoảng 1,5% trẻ vào viện và khoảng 30-55% trẻ đến khám tại chuyên khoa tim mạch mắc bệnh tim bẩm sinh

Các dị tật này xuất hiện do những khiếm khuyết từ khi tim đang hình thành trong giai đoạn bào thai và thường được phát hiện sau khi trẻ được sinh ra với các biểu hiện:

– Tím môi, da, ngón tay, ngón chân

– Trẻ khó thở, bú khó

– Nhẹ cân khi sinh ra và tăng trưởng chậm 

– Đau ngực

Trong nhiều trường hợp, trẻ sinh ra không có hoặc rất ít triệu chứng của dị tật tim bẩm sinh. Các triệu chứng này thậm chí có thể không xuất hiện cho đến nhiều năm sau. 

Người bị bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu?

Những khiếm khuyết khi hình thành quả tim ở giai đoạn bào thai làm trẻ sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh.

Một số triệu chứng phát triển có thể gặp bao gồm:

– Nhịp tim bất thường, bao gồm nhanh, chậm hoặc không đều

– Thường xuyên gặp tình trạng chóng mặt, khó thở, mệt mỏi

– Sưng phù

– Ngất xỉu

Hiện nay, các dị tật bẩm sinh đã được sàng lọc và phát hiện sớm từ khi mẹ mang thai nên giúp hạn chế được đáng kể tình trạng trẻ bị dị tật tim khi sinh ra.

2. Các loại bệnh tim bẩm sinh thường gặp 

Có nhiều loại dị tật tim bẩm sinh khác nhau nhưng phổ biến nhất là:

– Thông liên thất

– Thông liên nhĩ

– Còn ống động mạch chủ

– Hẹp eo động mạch chủ

– Hở/hẹp van tim

– Tứ chứng Fallot

– Hội chứng thiểu sản thất trái

Tìm hiểu thêm: 5 Cách nhận biết dấu hiệu đột quỵ bạn cần lưu ý

Người bị bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu?

Nhiều trường hợp người mắc bệnh tim bẩm sinh vẫn có thể sống bình thường mà không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào.

3. Bị bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu?

Mặc dù được đánh giá là khá nguy hiểm nhưng với những tiến bộ vượt bậc của y học, cơ hội phát hiện và điều trị khỏi bệnh tim bẩm sinh là rất cao. Trẻ em mắc bệnh này nếu được phát hiện và chăm sóc phù hợp vẫn có thể sống và sinh hoạt như người bình thường. Các thống kê cho thấy, người bị tim bẩm sinh có thể sống đến 75 tuổi (dao động 11 tuổi). Như vậy, tuổi thọ trung bình của những bệnh nhân này chỉ kém 4 tuổi so với người khỏe mạnh.

Tuy nhiên, không phải trẻ bị bệnh tim bẩm sinh cũng có thể sống sót sau khi sinh ra. Khả năng sống và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh còn phụ thuộc vào các yếu tố:

– Thời điểm phát hiện bệnh:

Nếu bệnh được phát hiện sớm ngay khi trẻ còn ở trong bụng mẹ hoặc ngay thời gian đầu sau khi sinh thì các bác sĩ có thể lên phương án điều trị hoặc phẫu thuật sớm nếu cần thiết. Ngược lại nếu không phát hiện kịp thời, nhiều bệnh nhân có khả năng tử vong ngay sau khi sinh.

– Phương pháp điều trị:

Với những kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán, điều trị bệnh tim bẩm sinh, càng ngày càng nhiều trẻ được cứu sống và điều trị hiệu quả, kể cả những trường hợp dị tật phức tạp.

– Chăm sóc bệnh nhân:

Dù phải can thiệp phẫu thuật, điều trị nội khoa hay không phải điều trị thì việc chăm sóc những người mắc bệnh tim bẩm sinh cũng vô cùng quan trọng. Chăm sóc đúng cách sẽ giúp người bệnh có thể phục hồi tốt sau phẫu thuật hoặc chung sống với bệnh trong nhiều năm. Ngược lại, có thể khiến bệnh thêm trầm trọng và gây ra những biến chứng nguy hiểm. 

4. Người bệnh tim bẩm sinh phải đối mặt với những nguy cơ gì?

Tuy có thể chung sống với bệnh tim lâu dài nhưng người bệnh gặp phải các dị tật tim bẩm sinh thường phải đối mặt với nguy cơ cao mắc các biến chứng sau:

4.1 Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Tình trạng nhiễm trùng xảy ra trong các lớp của tim. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến hình thành cục máu đông, tổn thương van tim hoặc suy tim.

4.2 Chứng loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim có thể xảy ra ở những người mắc bệnh tim bẩm sinh do các khuyết tật tim hoặc tác dụng phụ của các phương pháp điều trị bệnh từ trước đó. Các dạng rối loạn nhịp tim thường gặp ở các bệnh nhân này gồm tim đập quá nhanh, quá chậm, không đều. Điều này có thể khiến tim không bơm đủ lượng máu cần thiết để nuôi tim cũng như các cơ quan trong cơ thể. Ở các bệnh nhân gặp phải biến chứng loạn nhịp, nguy cơ tắc mạch do huyết khối cũng rất cao.

4.3 Tăng huyết áp động mạch phổi

Một số dạng khuyết tật tim có thể khiến huyết áp trong các động mạch dẫn từ tim đến phổi tăng cao hơn bình thường, còn gọi là tăng áp động mạch phổi. Điều này buộc tim và phổi phải làm việc nhiều hơn, dễ dẫn đến tim to và suy tim.

Người bị bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu?

>>>>>Xem thêm: Tăng huyết áp JNC 7 là gì? Những đổi mới so với JNC 6

Bệnh tim bẩm sinh có thể gây biến chứng tới gan.

4.4 Bệnh gan

Những khuyết tật tại tâm thất có thể khiến bệnh nhân có nguy cơ cao mắc các bệnh về gan. Vì vậy, bên cạnh theo dõi sức khỏe tim mạch, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra cấu trúc và chức năng gan. 

4.5 Tiểu đường

Những người trưởng thành bị bệnh tim bẩm sinh có thể mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì, xơ vữa động mạch với những biểu hiện khác so với người bình thường. Người bệnh cần tái khám định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tăng khả năng sống và hạn chế những ảnh hưởng do bệnh gây ra. 

5. Cách chăm sóc người bệnh giúp tăng tuổi thọ 

Để tăng tuổi thọ và chất lượng cuộc sống, người bệnh bị tim bẩm sinh cần được chăm sóc với những lưu ý sau: 

5.1 Chế độ dinh dưỡng

Những đứa trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh thường có sức khỏe yếu, phát triển kém hơn bình thường. Vì thế cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp cải thiện tình trạng bú kém, ăn kém, đảm bảo sự phát triển bình thường của trẻ.

Chế độ ăn của trẻ cần được cung cấp lượng calo nhiều hơn so với trẻ bình thường để tim hoạt động tốt hơn. Đặc biệt nên bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho trẻ cũng như cải thiện chiều cao và cân nặng.

5.2 Duy trì dùng thuốc 

Người bị bệnh tim bẩm sinh thường phải dùng thuốc điều trị kéo dài và liên tục, kể cả khi đã phẫu thuật để tránh những biến chứng bất lợi. Để đảm bảo hiệu quả của thuốc và tránh tác dụng phụ, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đơn và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.

5.3 Vận động, hoạt động thể chất phù hợp

Vận động, tập luyện thường xuyên là cách giúp giúp chúng ta có một trái tim khỏe mạnh. Tuy nhiên những người bị bệnh tim bẩm sinh thường có sức khỏe khá yếu, dễ mệt nên cần lựa chọn môn thể thao phù hợp với cường độ vừa phải để mang lại hiệu quạ cao nhất.

Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh tim bẩm sinh và giải đáp được thắc mắc bị bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu. Để nâng cao chất lượng cuộc sống, những người mắc bệnh tim bẩm sinh nên tuân thủ kế hoạch thăm khám và xây dựng lối sống lành mạnh và hợp lý.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *