Tim đập chậm là rối loạn tim mạch ít gặp hơn nhưng cũng nguy hiểm không kém so với nhịp tim nhanh. Cùng tìm hiểu bệnh tim đập chậm là gì và những đặc điểm quan trọng giúp nhận biết và điều trị bệnh qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Bệnh tim đập chậm: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị
1. Bệnh tim đập chậm là gì?
Tim đập chậm hay nhip tim chậm là tình trạng tim đập dưới 60 nhịp/phút, thay vì từ 60 đến 100 nhịp/phút ở những người bình thường.
Tuy nhiên, có một số trường hợp nhịp tim chậm lại là điều bình thường. Đặc biệt là các vận động viên thường thường xuyên tập thể dục, nhịp tim thường chỉ khoảng 40-50 nhịp/phút . Bởi ở những đối tượng này, tim chỉ cần co bóp ít nhịp đã đủ để đưa máu đi nuôi cơ thể. Trong các trường hợp còn lại, nhịp tim dưới 60 nhịp là nhịp tim chậm bệnh lý do vấn đề hệ thống điện của tim.
Thông thường, nhịp tim dưới 60 nhịp/phút thì được gọi là tim đập chậm.
2. Tim đập chậm có nguy hiểm tới tính mạng không?
Tim đập chậm sẽ làm giảm khả năng co bóp và tống máu, giảm lượng máu đi nuôi cơ thể, gây ra tình trạng mệt mỏi, đau ngực, choáng váng, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Nếu để hiện tượng này kéo dài mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim – hậu quả tất yếu của hầu hết các bệnh lý tim mạch. Nhiều trường hợp, nhịp tim quá chậm có thể gây ngừng tim, đe dọa đến tính mạng.
2. Nguyên nhân gây bệnh tim đập chậm?
Các chủ yếu khiến tim đập chậm nhịp là:
– Lão hóa: Quá trình lão hóa gây ra những thay đổi cấu trúc tim làm ảnh hưởng đến tính dẫn truyền tim.
– Các bệnh lý tim mạch: các bệnh mạch vành, viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim, suy nút xoang …có thể gây hư hỏng hệ thống điện trong tim.
– Các bệnh chuyển hóa: suy giáp hoặc mất cân bằng điện giải do quá nhiều kali trong máu có thể gây loạn nhịp.
– Các loại thuốc điều trị: một số loại thuốc điều trị tim mạch như thuốc chẹn beta, thuốc chống loạn nhịp và digoxin cũng có thể có tác dụng phụ là gây chậm nhịp tim. Đa số các trường hợp này nhịp tim sẽ khôi phục nếu giảm liều hoặc thay đổi loại thuốc.
– Một số yếu tố khác: tuổi cao, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, căng thẳng kéo dài, lo âu.
4. Dấu hiệu nhận biết nhịp tim bị chậm
Ở mức độ nhẹ, người bệnh rất khó phát hiện do bệnh ở giai đoạn này ít biểu hiện triệu chứng. Chỉ khi tim đập quá chậm dưới 45 nhịp/phút, lượng máu giàu oxy đi nuôi cơ thể giảm đáng kể, gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động các cơ quan khác thì các triệu chứng mới rõ ràng. Các dấu hiệu đó là:
– Người bệnh cảm thấy mệt mỏi chóng mặt hoặc lâng lâng
– Hụt hơi, thở ngắn
– Thường xuyên đau ngực, đánh trống ngực
– Tụt huyết áp
Nếu các triệu chứng xảy ra thường xuyên, người bệnh cần được thăm khám sớm để có hướng điều trị kịp thời, phòng ngừa rủi ro.
Tìm hiểu thêm: Bệnh suy tim và cách điều trị hiệu quả nhất
Người mắc bệnh tim đập chậm thường có cảm giác mệt mỏi, lâng lâng, hụt hơi, hồi hộp,….
5. Điều trị nhịp tim chậm
Việc điều trị nhịp tim chậm phụ thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe của từng bệnh nhân bao gồm: nguyên nhân gây chậm nhịp, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và các bệnh lý kèm theo. Thông thường nếu bệnh nhân có nhịp tim chậm nhưng không gây triệu chứng thì không cần điều trị. Trong những trường hợp tim đập chậm gây ra triệu chứng khó chịu hoặc biến chứng, các bác sĩ có thể xem xét các phương pháp điều trị bao gồm:
5.1 Điều trị bệnh tim đập chậm bằng thuốc
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ có thể kê các loại thuốc khác nhau, mục tiêu điều trị là làm tăng nhịp tim để tim có thể cung cấp đủ lượng máu cho cơ thể. Cụ thể:
– Các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp: giúp tăng nhịp tim
– Atropin, Isoproterenol: thường dùng trong các trường hợp nhịp tim chậm do suy nút xoang cấp
– Các loại thuốc điều trị các bệnh lý đi kèm: trong trường hợp nhịp tim chậm là hậu quả của các bệnh tim mạch khác hoặc các rối loạn chuyển hóa thì ngoài thuốc giúp tăng nhịp, người bệnh cần phải điều trị cả các bệnh lý mắc kèm. Loại thuốc, cách dùng và liều lượng cụ thể sẽ được bác sĩ chỉ định phù hợp với tình trạng bệnh.
Nếu nhịp tim chậm do một loại thuốc nào đó thì tình trạng tim đập chậm có thể được cải thiện bằng cách điều chỉnh liều đơn thuốc hoặc kê toa một loại thuốc khác. Tuy nhiên bạn không được ngừng dùng những loại thuốc này mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
5.2 Đặt máy tạo nhịp để điều trị bệnh tim đập chậm
Trường hợp bệnh tim đập chậm do rối loạn hệ thống dẫn truyền trong tim, thường gặp ở các bệnh nhân suy nút xoang cấp mức độ nặng, có thể bạn sẽ phải đặt máy tạo nhịp tim. Đây là một thiết bị được đặt dưới da giúp điều chỉnh nhịp tim.
Hầu hết những bệnh nhân đã đặt máy tạo nhịp đều có thể trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên cần phải tránh những đồ vật hoặc khu vực có từ trường mạnh và điện. Bởi các thiết bị này có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của máy tạo nhịp.
Các máy tạo nhịp này có tuổi thọ khoảng 10 – 15 năm và có thể sẽ gặp phải những biến cố nhất định. Do vậy, sau khi đặt máy tạo nhịp, người bệnh cần tái khám định kỳ để được bác sĩ kiểm tra một cách đầy đủ.
5.3 Thay đổi lối sống
Nếu có chế độ ăn và tập luyện khoa học, duy trì các thói quen sinh hoạt lành mạnh, nhịp tim của bạn cũng sẽ ổn định hơn. Các biện pháp thay đổi lối sống bao gồm:
– Ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc, các loại cá,…
– Hạn chế các loại đồ ăn nhanh, đồ muối chua, các thực phẩm nhiều chất béo
– Tập thể dục đều đặn nhưng nhẹ nhàng, tránh gắng sức, ví dụ đi bộ
– Thực hiện chế độ giảm cân nếu bạn đang thừa cân, béo phì
– Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích có hại như cà phê, rượu bia, thuốc lá,…
– Thường xuyên đi khám để kiểm soát các bệnh lý kèm theo. Trong trường hợp bị ngất hoặc xuất hiện các triệu chứng đau ngực, khó thở, hụt hơi mức độ nhiều, bạn nên đi thăm khám lại ngay để được xử trí và điều chỉnh kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Liệt mặt trung ương: Nguyên nhân và triệu chứng
Dùng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện bệnh chậm nhịp tim.
Có thể thấy, bệnh tim đập chậm là một mối đe dọa đối với sức khỏe dù do bất kể nguyên nhân nào gây ra. Người bệnh nên cảnh giác, ghi nhớ các dấu hiệu và đi khám sớm để có những chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời. Điều này người bệnh phòng ngừa rủi ro và sống khỏe mạnh hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.