Người mắc bệnh tim có triệu chứng gì để nhận biết?

Các bệnh lý tim mạch từ lâu đã trở thành mối đe dọa với nghiêm trọng đối với nhân loại khi cướp đi sinh mạng của hơn 20 triệu người mỗi năm. Ở Việt Nam, số ca tử vong vì bệnh tim mạch chiếm 1/4 số ca tử vong trên cả nước. Do vậy, để nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế những tác hại thì việc nhận biết và phát hiện bệnh sớm là vô cùng quan trọng. Cùng tìm hiểu và xem người mắc bệnh tim có triệu chứng gì để nhận diện bệnh và điều trị sớm nhé.

Bạn đang đọc: Người mắc bệnh tim có triệu chứng gì để nhận biết?

1. Các triệu chứng bệnh tim mạch thường gặp

Bệnh tim hay bệnh tim mạch là các bệnh lý biểu hiện bằng những bất thường trong cấu trúc, hoạt động, chức năng của tim và hệ thống mạch máu trong cơ thể. 

Bệnh tim thường diễn tiến âm thầm, các trường hợp bệnh nhẹ thường không có triệu chứng hoặc những triệu chứng không biểu hiện rõ ràng. Khi các bất thường bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt động của tim hay các cơ quan khác thì các triệu chứng mới dần trở nên rõ rệt hơn. Tùy vào bệnh lý người bệnh mắc phải và mức độ bệnh mà các triệu chứng cũng biểu hiện đa dạng, thường gặp nhất là:

1.1 Khó thở 

Các vấn đề tim mạch như hẹp van động mạch phổi, suy tim,… có thể khiến cho lượng máu giàu oxy giảm. Người bệnh thường xuyên cảm thấy khó thở như có vật gì đè lên ngực. Triệu chứng này càng rõ rệt hơn khi bệnh nhân hoạt động gắng sức hoặc nằm xuống. Đặc biệt có thể nghiêm trọng hơn vào ban đêm, khi bệnh nhân đang ngủ. Vì khi đó tim có thể đột ngột bị giảm khả năng co bóp, quá trình bơm máu từ tim đến phổi bị gián đoạn gây khó thở. 

Nhiều trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng này ngay cả khi không gắng sức. Thậm chí gặp khó khăn trong việc kiểm soát hơi thở ngay khi chỉ mới hít thở sâu. Lúc này, bạn nên đi khám tim mạch sớm để được chẩn đoán phân biệt với các bệnh về phổi hay các bệnh đường hầu họng.

1.2 Bệnh tim có triệu chứng gì? – Tức ngực

Đây là triệu chứng bệnh tim mạch thường gặp nhất, đặc biệt là ở các bệnh nhân mắc bệnh mạch vành. Các chuyên gia tim mạch cho biết, khoảng 90% cơn đau ngực là do bệnh mạch vành. Bởi khi đó tế bào cơ tim không được nhận đủ oxy vì lượng máu tới tim bị giảm. 

Người bệnh có thể cảm giác bị đè nặng ở ngực, đau nhói ngực hay đau thắt ngực ở phần dưới xương ức. Cảm giác đau thường theo cơn, mỗi lần kéo dài từ vài đến vài chục phút. Có khi cảm giác đau giảm dần khi nghỉ hơi hoặc dùng thuốc. Nhưng cũng có những trường hợp cơn đau kéo dài liên tục trên 20 phút, dùng thuốc hay nghỉ ngơi cũng không đỡ. Đây có thể là triệu chứng cảnh báo một cơn nhồi máu cơ tim đang tới, bạn cần đi cấp cứu ngay để được xử trí kịp thời. 

Người mắc bệnh tim có triệu chứng gì để nhận biết?

Đau ngực là triệu chứng phổ biến của những người mắc bệnh tim.

1.3 Bệnh tim có triệu chứng gì? – Sưng phù

Nếu ngủ dậy thấy hiện tượng mặt bị căng, to hơn bình thường, mí mắt nặng hoặc chân sưng lên vào các thời điểm nhất định trong ngày, có thể kèm theo biểu hiện đi tiểu ít thì bạn nên cẩn trọng với các bệnh lý tim mạch.

Chức năng tim suy giảm, đặc biệt là suy tim phải khiến máu ứ ở tuần hoàn ngoại vi, khiến áp lực thủy tĩnh tại mao mạch tăng. Sự gia tăng vận chuyển dịch từ lòng mạch vào mô kẽ là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Ngoài ra, tổn thương thành mạch dẫn đến tăng tính thấm thành mạch cũng gây phù.

Người bệnh có thể chỉ đau ở 2 chi dưới sau nhưng cũng có thể phù toàn thân, phù khi đứng lâu, tăng về chiều. 

1.4 Mệt mỏi hoặc kiệt sức

Đôi khi, những hoạt động bình thường, nhẹ nhàng cũng khiến bệnh nhân mắc bệnh tim cũng có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức. Hiện tượng này cũng thường xảy ra khi bệnh nhân mới ngủ dậy. Nguyên nhân được lý giải là do thiếu máu đến tim, não, phổi. 

1.5 Ho dai dẳng

Tim không đủ khả năng bơm máu khiến máu bị ứ lại, đồng thời gây ứ dịch ở phổi lâu ngày. Điều này sẽ khiến bệnh nhân bị ho mạn tính, thở khò khè. Đặc biệt tình trạng ho nặng hơn và nhiều hơn khi nằm xuống hoặc khi mới dậy khỏi giường. 

1.6 Chán ăn, hay buồn nôn

Thường xuyên có cảm giác no, chán ăn là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý, thường khiến bệnh nhân nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa hay suy nhược thông thường. Nhưng đây cũng có thể là một triệu chứng của bệnh tim. 

Nguyên nhân của tình trạng này do dịch từ máu thẩm thấu qua các mao mạch, ứ lại trong gan và các cơ quan tiêu hóa. 

Tìm hiểu thêm: Cảnh báo những biến chứng đột quỵ gây ra

Người mắc bệnh tim có triệu chứng gì để nhận biết?

Người bị mắc bệnh tim thường cảm thấy chán ăn do dịch ứ ở gan và hệ tiêu hóa.

1.7 Thường xuyên tiểu đêm

Bệnh tim, đặc biệt là suy tim gây tích nước tại nhiều cơ quan trên cơ thể, trong đó có thận. Điều này khiến cho người bệnh hay đi tiểu đêm. 

1.8 Nhịp tim nhanh, mạch không đều, hay lo lắng

Khi bị suy giảm chức năng bơm máu, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để bù lại lượng máu thiếu hụt. Tim sẽ đập nhanh hơn, cũng vì vậy mà người bệnh thường có cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực.

Thậm chí, nhiều người luôn cảm thấy lo lắng, đổ mồ hôi nhiều,… Đây là triệu chứng bệnh tim mà nhiều người thường xuyên bỏ qua do chủ quan hoặc nhầm lẫn với những bệnh khác. 

1.9 Chóng mặt, ngất xỉu

Tình trạng rối loạn tuần hoàn ở tim có thể gây bất thường nghiêm trọng về nhịp tim. Nhiều trường hợp có thể gây nhồi máu cơ tim, ngừng tim đột ngột. Cũng bởi vậy mà người bệnh có thể choáng ngất đột ngột. 

Lượng máu cung cấp cho não bị gián đoạn do thiếu máu não hoặc cục máu đông đột ngột có thể khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu.

2. Cần làm gì khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh tim?

Nếu gặp phải một trong các biểu hiện trên, cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám càng sớm càng tốt. 

Đặc biệt trong những trường hợp khó thở nhiều, đau ngực dữ dội hoặc liên tục hơn 20 phút, vã mồ hôi lạnh thì bạn cần đi cấp cứu ngay để được các bác sĩ có chuyên môn xử trí kịp thời. 

Nếu các triệu chứng mới chỉ ở mức độ nhẹ, bạn cũng không nên chủ quan hoặc tự phán đoán, điều trị vì như vậy có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. 

Người mắc bệnh tim có triệu chứng gì để nhận biết?

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim

Khi thấy các dấu hiệu bất thường, cần thăm khám ngay để được chẩn đoán xác định hoặc loại trừ bệnh tim.

Nhiều trường hợp bệnh tim đã ở mức độ nặng nhưng vẫn không biểu hiện gì, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ mang thai. Vì vậy, những đối tượng này cần đặc biệt chú ý thăm khám định kỳ để kiểm soát tốt sức khỏe tim mạch của mình. 

Bên cạnh đó, cần thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống như giảm ăn mặn, chất béo, đường ngọt,…bổ sung rau xanh, trái cây, các thực phẩm bổ máu; tích cực tập luyện; giữ cho tinh thần thoải mái, tránh để áp lực, căng thẳng stress gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch cũng như toàn cơ thể. 

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết bệnh tim có triệu chứng gì và cần làm gì khi xuất hiện triệu chứng và cả khi bệnh tim không biểu hiện. Đối với bệnh tim mạch, sự chủ động theo dõi và thăm khám là vô cùng quan trọng giúp phát hiện bệnh sớm. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *