Nếu trước đây, xơ vữa động mạch là cụm từ chỉ thường nghe thấy ở lứa tuổi trung niên và cao niên thì nay, căn bệnh này đã ngày càng phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nhồi máu cơ tim ở những người dưới 40 tuổi. Cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến tình trạng xơ vữa động mạch ở người trẻ ngày càng gia tăng qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân khiến xơ vữa động mạch ở người trẻ gia tăng
1. Xơ vữa động mạch ở người trẻ là gì?
Xơ vữa động mạch ở người trẻ là tình trạng xuất hiện các mảng bám trên thành mạch xảy ra ở những người dưới 40 tuổi. Thực tế, dù ở những người trẻ cũng như người cao tuổi, vữa xơ động mạch cũng vẫn là nguyên nhân chính, chiếm 80% các trường hợp nhập viện. Thông thường, ở người già, các tổn thương thường xảy ra cùng lúc ở 2 hoặc 3 động mạch vành. Trong khi đó ở người trẻ có đến 60% chỉ tổn thương 1 động mạch vành.
2. Nguyên nhân khiến vữa xơ động mạch ở người trẻ ngày càng gia tăng
2.1 Cơ chế hình thành các mảng xơ vữa động mạch
Trong giai đoạn đầu của quá trình gây bệnh thì chỉ có những mảng mỡ mềm bám trên thành mạch. Sau đó có thêm sự tích tụ thêm canxi và một số chất khác theo thời gian làm mảng vữa xơ cứng hơn và dần dần gây hẹp lòng mạch.
Quá trình vữa xơ bắt đầu từ máu chứ không phải từ mạch máu. Cụ thể sự dư thừa LDL-cholesterol trong máu bắt đầu tích tụ ở lớp dưới nội mạc mạch máu trông như một vệt mỡ có màu vàng.
Ngày càng nhiều người trẻ dưới 40 tuổi có gặp phải tình trạng vữa xơ mạch vành
2.2 Các yếu tố nguy cơ khiến bệnh xơ vữa động mạch xảy ra ở những người trẻ tuổi
Nếu như ở người già, yếu tố tuổi tác và các bệnh lý do lão hóa là nguyên nhân chính dẫn tới xơ vữa thì ở những người trẻ tuổi, các thói quen thiếu lành mạnh là mới là yếu tố hàng đầu dẫn tới tình trạng này. Các thói quen đó bao gồm:
– Hút thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây vữa xơ động mạch ở tất cả các lứa tuổi. Bởi trong khói thuốc là chứa nhiều chất độc, có thể phá hủy hệ thống thành mạch, khiến các mảng xơ vữa dễ xuất hiện.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc lá thụ động cũng có thể gây ra vữa xơ động mạch. Đặc biệt là trẻ em sống trong gia đình có bố hoặc mẹ hút thuốc lá thường có biểu hiện vữa xơ động mạch từ rất sớm.
– Uống rượu bia nhiều
Do nhu cầu công việc, người trẻ thường phải sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác. Điều này gây tổn thương động mạch dẫn đến hình thành xơ vữa.
– Căng thẳng, áp lực thường xuyên do công việc
Các nghiên cứu chỉ ra rằng căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây bệnh tim mạch nói chung và xơ vữa ở động mạch nói riêng. Sự gia tăng áp lực và thiếu các biện pháp cân bằng khiến giới trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh này.
– Các bệnh lý có xu hướng ngày càng trẻ hóa
Sự trẻ hóa của các bệnh lý như tăng huyết áp, tiểu đường khiến xơ vữa động mạch cũng có xu hướng xảy ra nhiều hơn ở những người trẻ tuổi.
– Lối sống thụ động, tĩnh tại
Lối sống tĩnh tại, lươi vận động làm gia tăng nguy cơ tích tụ cholesterol và nguy cơ động mạch bị xơ vữa ở người trẻ.
Ngoài ra, những đứa trẻ sinh non, sinh thiếu cân cũng có nguy cơ mắc bệnh vữa xơ động mạch từ rất sớm. Các nghiên cứu cho thấy, cứ thiếu nửa cân so với cân nặng lý tưởng làm tăng nguy cơ tim của mạch bé ở tuổi trưởng thành từ 5-10%.
Trẻ thiếu cân, thiếu tháng thường có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tăng mỡ máu và đái tháo đường cao hơn so với nhóm khác. Chính vì vậy việc chăm sóc đặc biệt nhóm này là cần thiết để giảm nguy cơ mắc các tim mạch. Ngay từ khi mang thai, người mẹ phải được giáo dục về sức khỏe sinh sản và phòng tránh nguy cơ đẻ non, suy dinh dưỡng của trẻ sơ sinh.
Tìm hiểu thêm: Bị rối loạn nhịp tim nên ăn gì tốt cho việc điều trị?
Những người trẻ tuổi có động mạch bị xơ vữa sớm chủ yếu là do lối sống thiếu lành mạnh.
3. Xơ vữa động mạch ở người trẻ có nguy hiểm không?
Triệu chứng điển hình do mảng vữa xơ gây ra là đau tức ngực trái. Tuy nhiên, các bệnh nhân trẻ có thể không có bất cứ triệu chứng nào trước đó nhưng lại đột ngột xuất hiện nhồi máu cơ tim.
Nguyên nhân là do mảng vữa xơ gây hẹp không nhiều lòng mạch nhưng sẽ nứt vỡ tạo cục máu đông gây tắc mạch. Nhồi máu cơ tim là một biến chứng cấp tính của bệnh này và có thể gây tử vong cho bệnh nhân. Tuy nhiên phải lưu ý rằng bệnh vữa xơ là một quá trình lâu dài.
Quá trình vữa xơ có thể bắt đầu từ rất sớm, nhiều trường hợp ngay khi chúng ta chào đời. Bệnh diễn biến nhanh hơn có thể bắt đầu từ lứa tuổi 15 trở đi và có thể nhanh hay chậm là do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Khoảng 1/3 các trường hợp đột tử ở người trẻ có nguyên nhân là vữa xơ mạch máu. Còn lại, các nguyên nhân đột tử đều liên quan đến các bất thường bẩm sinh của động mạch vành (33%), bệnh lý cơ tim (20%) và bệnh lý van tim (13%). Đột tử xảy ra ở người trẻ có thể có nguyên nhân là những rối loạn nhịp tim nguy hiểm như hội chứng Brugada, QT dài, ngắn. Ngoài ra những bệnh nhân có sử dụng các chất gây nghiện như cocain, heroin, các thuốc điều trị cũng dễ bị đột tử khi còn trẻ.
4. Làm thế nào để ngăn chặn và kiểm soát xơ vữa mạch vành?
Thông thường, nhồi máu cơ tim ở người trẻ thường có tiên lượng tốt hơn so với người già. Nguyên nhân là do tổn thương thường chỉ một động mạch và sức khỏe của họ nói chung còn tốt. Tuy nhiên, nó vẫn có thể để lại hậu quả rất nặng nề, dễ thấy nhất là làm giảm đáng kể tuổi thọ của bệnh nhân.
Thực tế, chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh này nếu dự phòng được 6 yếu tố được coi là quan trọng nhất bao gồm:
– Tăng cholesterol máu
– HDL-cholesterol thấp
– Tăng huyết áp
– Đái tháo đường
– Béo phì
– Hút thuốc lá
>>>>>Xem thêm: Bệnh hẹp van tim có nguy hiểm không và cách điều trị
Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tim mạch giúp nhận diện và phòng tránh các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa.
Các nghiên cứu cho thấy chỉ có 5% những người không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào trong các nhóm trên thì có nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở tuổi 95 mà thôi. Một người không có yếu tố nguy cơ nào trong số các yếu tố trên thì có thể sống lâu hơn 11 năm tuổi của mình so với người mắc ít nhất một trong số các yếu tố này.
Để hạn chế các yếu tố nguy cơ kể trên, người trẻ cần bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu và ăn nhiều chất dầu mỡ. Ngoài ra, xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, luyện tập thể chất thường xuyên và đi khám định kỳ hàng năm chính là cách phòng ngừa tốt nhất căn bệnh này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.