Hệ thống mạch vành như một “đường ống” dẫn máu đi nuôi cơ tim. Khi đường ống này có “chướng ngại” hoặc không được lành lặn sẽ khiến cho lượng máu đến cơ tim bị thiếu hụt, gây ra bệnh tim mạch vành. Hãy cùng tìm hiểu cách phòng tránh các vấn đề của tim liên quan đến mạch vành trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Cách phòng tránh bệnh tim mạch vành theo nguyên nhân
1. Nguyên tắc phòng tránh bệnh tim mạch vành
Việc phòng tránh bệnh mạch vành phải xuất phát từ nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố nguy cơ thúc đẩy quá trình tổn thương.
– Các nguyên nhân gây bệnh tim mạch gồm: các mảng xơ vữa, co thắt mạch vành, bóc tách mạch vành. Trong đó, sự hình thành và phát triển của các mảng xơ vữa là nguyên nhân chủ yếu gây thu hẹp lòng mạch, cản trở dòng máu đi qua động mạch vành tới cơ tim.
– Các yếu tố nguy cơ được chia thành 2 loại là các yếu tố không thể thay đổi (tuổi tác, giới tính, di truyền, di truyền) và các yếu tố có thể thay đổi (chế độ ăn uống, tập luyện, thuốc lá, rượu bia, stress,…).
Phòng tránh bệnh mạch vành là quá trình hạn chế những yếu tố có thể thay đổi, tức là thực hiện lối sống lành mạnh. Đối với những yếu tố không thể thay đổi, người bệnh cũng nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đón nhận và cố gắng kiểm soát sớm.
Xơ vữa là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh mạch vành tim.
2. Các cách phòng tránh bệnh mạch vành
2.1 Chế độ dinh dưỡng – “Chìa khóa” quan trọng giúp phòng ngừa bệnh tim mạch vành
Chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều muối, nhiều đường, ít chất xơ là tác nhân gây tăng huyết áp, làm tổn lớp nội tâm mạc, tích tụ cholesterol gây xơ vữa mạch vành. Để phòng bệnh mạch vành, bạn nên lưu ý các thực phẩm nên ăn và không nên ăn như sau:
Thực phẩm dành nên ăn:
– Thực phẩm chống oxy hóa giàu vitamin: Trái cây có nhiều màu sắc; ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, bột yến mạch…); các loại dầu mè, oliu, dầu đậu nành; các loại cá giàu Omega-3 (cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ); các loại rau xanh (súp lơ, cải bó xôi, rau bina, cải xoăn)
– Thực phẩm giúp tăng cường lưu thông máu: Gồm các loại gia vị (gừng, tỏi, hành tây), các loại trái cây chứa nhiều salicylate (nho, việt quất, dâu tây, cam thảo) giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông và thúc đẩy quá trình lưu thông máu.
– Thực phẩm nhiều chất xơ hòa tan: Tiêu biểu là ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen; rau mồng tơi, rau đay; đậu đen, đậu hà lan, đậu đỏ; lê, ổi, cam, đu đủ… Chúng giúp giảm hấp thụ cholesterol ở ruột và thúc đẩy quá trình đào thải cholesterol ra khỏi máu.
Thực phẩm không nên ăn:
– Thực phẩm giàu cholesterol xấu: các thực phẩm chiên rán, mỡ động vật, thịt đỏ (bò, lợn)… Nhưng vẫn nên giữ hàm lượng chất béo khoảng 10% so với nhu cầu năng lượng của cơ thể.
– Các loại thức ăn, đồ uống quá ngọt: Vì dễ gây làm gia tăng các bệnh lý tiểu đường – một trong những tác nhân gây ra bệnh mạch vành. Bạn nên hạn chế ăn các loại kẹo, socola.
– Muối: Quá nhiều natri trong muối làm gia tăng tích trữ nước trong cơ thể, gây tăng áp lực lên mạch vành, làm suy yếu thành mạch, là tác nhân gây bệnh mạch vành. Bạn nên hạn chế muối trong khẩu phần ăn.
Tìm hiểu thêm: Bệnh cường giáp với biến chứng tim mạch ảnh hưởng nghiêm
thực phẩm tốt chi người bị bệnh tim mạch vành.
2.2 Chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp phòng tránh bệnh tim mạch vành
Các thói quen xấu như thức khuya, ngủ muộn, thường xuyên căng thẳng, stress làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Để phòng bệnh này, bạn nên:
– Ngủ đủ giấc, trung bình từ 7-8 tiếng/ngày
– Cân đối công việc, cuộc sống, tránh để bản thân quá áp lực hay mệt mỏi
– Tránh để bản thân bị thay đổi cảm xúc đột ngột
– Nên bỏ hoặc hạn chế tối đa thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia vì các thói quen này đều không tốt cho hệ tim mạch nói riêng và mạch vành nói chung
2.3 Chế độ tập luyện
Việc tập luyện có lợi cho sức khỏe nói chung và cho hệ tim mạch nói riêng. Các bài tập tốt cho tim mạch gồm: đi bộ, yoga, thiền, đi xe đạp, bơi lội,…
Lưu ý, bạn nên lựa chọn những bài tập phù hợp với thể trạng, tăng dần cường độ từ nhẹ đến nặng, từ dễ đến khó. Khi tập luyện, hãy chú ý theo dõi nhịp tim và mức độ chịu đựng khi gắng sức. Nếu có biểu hiện đau ngực, mệt mỏi, khó thở,… khi tập luyện thì cần tạm dừng, nghỉ ngơi. Nếu sau khi nghỉ ngơi, các dấu hiệu trên vẫn không thuyên giảm hoặc có thuyên giảm nhưng lặp lại nhiều lần thì bạn nên nghĩ đến các bệnh lý tim mạch và đi khám sớm.
>>>>>Xem thêm: Các giai đoạn nhồi máu não bạn cần biết
Để phòng tránh bệnh mạch vành, bạn cần duy trì lối sống lành mạnh, kiểm soát các bệnh lý nguy cơ bằng cách thăm khám với các chuyên gia tim mạch.
2.4 Kiểm soát và điều trị hiệu quả các bệnh lý nguy cơ
Tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu… là những bệnh lý hàng đầu làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Sự gia tăng của bệnh Nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở bệnh nhân tiểu đường tăng gấp 2 – 4 lần so với người bình thường. Tăng huyết áp làm tăng các yếu tố nguy cơ khác như tiểu đường, mỡ máu. Bên cạnh đó, một số bệnh mạch máu, bệnh tự miễn cũng có thể gây thu hẹp mạch vành.
Để phòng ngừa biến chứng tim mạch vành, những bệnh nhân này cần:
– Điều trị theo đúng phác đồ của các bác sĩ
– Thăm khám định kỳ để kiểm tra các chỉ số, theo dõi sự tiến triển của bệnh và điều chỉnh phác đồ phù hợp nếu cần thiết
– Thực hiện lối sống lành mạnh, kết hợp ăn uống và tập luyện
Hi vọng những thông tin trong bài biết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây tổn thương tim mạch vành và các biện pháp phòng tránh. Các biện pháp trên chỉ mang tính tham khảo, bạn nên thăm khám tim mạch thường xuyên với các bác sĩ chuyên khoa để có thể ngăn chặn các yếu tố nguy cơ gây bệnh, giúp bảo vệ mạch vành. Bởi bệnh mạch vành cũng như nhiều bệnh lý tim mạch khác, thường không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn nhẹ. Khi các triệu chứng đã trở nên rõ ràng mới đi khám thì có thể bệnh đã rất nặng va có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám hay các thắc mắc cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.