Nhồi máu cơ tim: Triệu chứng nhận biết thường gặp

Nhồi máu cơ tim (NMCT) là một cấp cứu khẩn trong y khoa, đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đột ngột động mạch nuôi tim, gây thiếu máu nuôi tim, tổn thương tế bào cơ tim gây suy tim, rối loạn nhịp tim, đột tử… Ở những bệnh nhân nhồi máu cơ tim triệu chứng thường xuất hiện rất đột ngột, diễn tiến nhanh và gây nguy hiểm tức thì cho người bệnh. Vậy các triệu chứng nhồi máu cơ tim là gì và cần xử trí ra sao trước các triệu chứng đó?

Bạn đang đọc: Nhồi máu cơ tim: Triệu chứng nhận biết thường gặp

1. Các triệu chứng khi cơn nhồi máu cơ tim xảy ra

1.1 Nhồi máu cơ tim triệu chứng thường gặp biểu hiện như thế nào?

Đau ngực là triệu chứng thường gặp ở người bị nhồi máu cơ tim. Đau có thể như bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc hơi lệch sang trái, đôi khi lan lên vai trái và mặt trong tay trái, kéo dài cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út.  Nhìn chung cơn đau có tính chất giống cơn đau thắt ngực ổn định nhưng kéo dài hơn 15 phút và không đỡ khi dùng Nitroglycerin.

Một số trường hợp bị nhồi máu cơ tim có thể xảy ra mà bệnh nhân không hoặc ít cảm giác đau, thường goi là nhồi máu cơ tim thầm lặng, hay gặp ở bệnh nhân vừa phẫu thuật, người cao tuổi, bệnh nhân tiểu đường hoặc tăng huyết áp.

Một số trường hợp cơn đau có thể lan lên cổ, cằm, vai, ra sau lưng đau ở phía tay phải, hoặc vùng thượng vị. Nếu đau lan nhiều ra phía sau lưng, cần chú ý phân biệt với tách thành động mạch chủ.

Nhồi máu cơ tim: Triệu chứng nhận biết thường gặp

Đau ngực là một trong những triệu chứng điển hình của cơn nhồi máu cơ tim.

1.2 Nhồi máu cơ tim triệu chứng ít gặp hơn là gì?

Các triệu chứng nhồi máu khác có thể gặp là:

– Vã mồ hôi

– Khó thở

– Hồi hộp đánh trống ngực

– Nôn hoặc buồn nôn

– Lú lẫn

Các triệu chứng của rối loạn tiêu hoá thường gặp trong trường hợp nhồi máu sau dưới.

2. Phân biệt nhồi máu cơ tim với đột quỵ

Nhiều người thường nhầm lẫn nhồi máu cơ tim với đột quỵ. Thực chất 2 biến cố này có liên quan đến nhau. Tuy nhiên, chúng khác nhau về nguyên nhân gây bênh và triệu chứng. 

Người ta thường nhận biết sớm đột quỵ với quy tắc F.A.S.T

– Face (Mặt): người bệnh có dấu hiệu mất cân đối gương mặt khi cười, nhe răng, nói chuyện, mũi và một bên mặt xệ xuống.

– Arm (Tay): Tay yếu, có dấu hiệu bị liệt, không thể giơ đều hai tay hoặc một bên tay không thể giơ lên được.

– Speech (Lời nói): Nói lắp, nói không rõ lời, không nói được.

– Time (Thời gian): Nếu xuất hiện 3 dấu hiệu trên, bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao, cần đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức.

3. Nhồi máu cơ tim triệu chứng cảnh bảo sớm là gì? 

3.1 Các dấu hiệu nhận biết sớm

– Thường xuyên hoặc thỉnh thoảng đau ngực

Đây là biểu hiện của tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ do sự tắc nghẽn của mạch máu nuôi tim. Các cơn đau ngực báo trước có thể rất nhẹ nhàng, đôi khi người bệnh chỉ cảm thấy khó chịu ở dưới xương ức. Các dấu hiệu này có thể chỉ thoáng qua rồi bệnh nhân lại bình thường trở lại ngay. Thậm chí, những người bệnh có thể không nhận thấy triệu chứng này cho đến khi xuất hiện các triệu chứng đau khác kèm theo. 

Nhưng cũng có khi cơn đau làm cho chúng ta cảm thấy như có gì ép lên ngực, đau như dao đâm hoặc cảm thấy nghẹt thở. Cơn đau cũng có thể xuất hiện ở các vị trí khác như sau lưng, trên cổ, trên hàm hoặc vùng dưới dạ dày, có thể kèm theo khó thở. Cơn đau ngực thường kéo dài trong một vài phút, xuất hiện rồi hết đi và lại đau lại. 

– Một số dấu hiệu khác

Trước cơn nhồi máu, bệnh nhân cũng có thể đi kèm như lạnh toát mồ hôi, nôn hoặc đau đầu nhẹ. Đây là những tiền triệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim có thể đến bất cứ lúc nào mà người bệnh nên cảnh giác.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp tại sao mất ngủ và phương pháp cải thiện

Nhồi máu cơ tim: Triệu chứng nhận biết thường gặp

Nhiều người bị nhồi máu cơ tim có thể cảm thấy đau đầu.

3.2 Cần làm gì khi có các “tín hiệu” cảnh báo của cơ thể?

Khi có những cơn đau ngực như vậy, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời các vấn đề sức khỏe, phòng tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Khi đến bệnh viện, các thầy thuốc sẽ thường hỏi các câu hỏi sau cho bạn: Bạn cảm thấy đau ngực khi nào? Bạn đang làm gì khi đau ngực? Cơn đau ngực đột ngột hay tăng dần mức độ? Khi đau ngực có kèm theo buồn nôn, toát mồ hôi hay khó thở không?

Sau đó, bạn sẽ được làm các xét nghiệm bạn sẽ được làm nếu nghi ngờ nhồi máu cơ tim như:

– Điện tâm đồ: giúp phát hiện được có nhồi máu hay không, xác định vùng tổn thương, nhịp tim bất thường.

– Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu giúp chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim, thậm chí tiên lượng được nhồi máu cơ tim.

– Chụp động mạch vành: chụp động mạch vành giúp chẩn đoán xác định nhồi máu cơ tim hay không và định hướng các phương pháp điều trị.

4. Làm thế nào để xử trí cơn nhồi máu cơ tim

Khi có các dấu hiệu cơn nhồi máu cơ tim đang đến gần hoặc những triệu chứng nhồi máu cơ tim, đặc biệt là ở người có các yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm, người bệnh cần nhanh chóng đến các bệnh viện có chuyên khoa tim mạch để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết giúp khẳng định hoặc loại trừ bệnh. Điều này có giá trị rất lớn trong việc điều trị bệnh. 

Đối với những bệnh nhân đã xác định mắc nhồi máu cơ tim thì cần được điều trị chuyên sâu. Yếu tố có ý nghĩa quyết định trong việc điều trị các cơn nhồi máu cơ tim chính là chạy đua với thời gian. Bằng mọi biện pháp cần nhanh chóng giải phóng mạch máu tắc nghẽn càng sớm càng tốt.

Nhồi máu cơ tim: Triệu chứng nhận biết thường gặp

>>>>>Xem thêm: Bị rối loạn nhịp tim nguy hiểm thế nào?

Khi có các dấu hiệu nhồi máu cơ tim, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay tại các chuyên khoa tim mạch.

Tóm lại, nhồi máu cơ tim mà tình trạng nguy hiểm. Người bệnh không nên chủ quan với bất cứ triệu chứng nào dù là nhỏ nhất. Hi vọng những kiến thức trên đây đã giúp đã giúp bạn biết được nhồi máu cơ tim triệu chứng biểu hiện ra sao để nhận diện và cấp cứu kịp thời, tránh nguy cơ tử vong và hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Hãy luôn theo dõi sức khỏe của mình bằng cách đi khám thường xuyên, nhất là đối với những người có yếu tố nguy cơ như bệnh mạch vành, tiểu đường, huyết áp,…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *