Các giai đoạn của bệnh suy tim

Bệnh suy tim thường là hậu quả một loạt các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, hở van tim, rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, biểu hiện và những ảnh hưởng đến người bệnh của bệnh suy tim ở mỗi giai đoạn lại khác nhau cũng không giống nhau. Cùng tìm hiểu các giai đoạn của suy tim trong bài viết sau đây. 

Bạn đang đọc: Các giai đoạn của bệnh suy tim

1. Các giai đoạn suy tim theo tiêu chuẩn NYHA

Phân độ suy tim theo NYHA (Hội Tim mạch New York) ra đời từ năm 1994, được sử dụng phổ biến trong thực tế và các nghiên cứu lâm sàng. Dựa vào triệu chứng cơ năng và khả năng gắng sức của người bệnh, NYHA đưa ra phân độ suy tim gồm 4 độ như sau:

– Độ I: Người bệnh không bị giới hạn về hoạt động thể chất. Các hoạt động thông thường không gây mệt mỏi quá mức hay khiến tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở.

– Độ II: Người bệnh cảm thấy thoải mái khi nghỉ ngơi, có thể mệt mỏi, hồi hộp, khó thở hay đau ngực khi hoạt động thể chất thông thường.

– Độ III: Các hoạt động thể chất gặp khá nhiều hạn chế. Chỉ hoạt động thể chất nhẹ nhàng người bệnh đã gây mệt mỏi, tim đập nhanh hoặc khó thở. Nếu được nghỉ ngơi, người bệnh sẽ cảm thấy đỡ hơn.

– Độ IV: Khi suy tim ở mức này, người bệnh có thể cảm thấy khó chịu trong mọi hoạt động thể chất. Các triệu chứng suy tim xảy ra cả khi nghỉ ngơi và trầm trọng hơn khi người bệnh vận động thể lực.

Các giai đoạn của bệnh suy tim

Theo phân độ NYHA, suy tim gồm 4 giai đoạn từ I – IV

2. Các giai đoạn suy tim theo ACC/AHA

Để bổ sung cho hệ thống phân chia của NYHA, Hội Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (ACC/AHA) đã phát triển phân độ mới giúp xác định các giai đoạn suy tim. Đối tượng sử dụng phân độ này bao gồm cả những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh.

Các giai đoạn của bệnh suy tim theo phân độ ACC/AHA gồm:

2.1 Suy tim giai đoạn A

Những người không có bệnh lý tim mạch thực tổn hay triệu chứng suy tim, không bị hạn chế trong hoạt động thể chất thông thường nhưng có nguy cơ cao bị suy tim. Tiêu biểu là những bệnh nhân mắc bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường nhưng không có suy thất trái, phì đại thất trái hay bất thường hình dạng buồng tim, hội chứng chuyển hóa, chưa từng dùng thuốc gây tổn thương cơ tim…

Tuy không tương ứng với phân độ suy tim nào theo NYHA nhưng các đối tượng này cũng cần cảnh giác với những biến chứng khó lường,

2.2 Bệnh suy tim giai đoạn B

Bệnh nhân có bệnh tim thực thể nhưng không hề có dấu hiệu suy tim. Các tổn thương tim mà người bệnh hay gặp phải gồm: phì đại thất trái, suy giảm chức năng thất trái, tiền sử nhồi máu cơ tim, bệnh van tim không triệu chứng. Giai đoạn này được cho là tương ứng với bệnh nhân bị suy tim độ I theo phân độ NYHA.

2.3 Suy tim giai đoạn C

Bệnh nhân có bệnh tim thực thể, đã từng hoặc đang có các triệu chứng suy tim như khó thở, mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức… Suy tim giai đoạn C chiếm đa số các trường hợp và có thể tương ứng với phân độ I, II, III và IV theo NYHA.

2.4 Bệnh suy tim giai đoạn D

Giai đoạn D tương ứng với suy tim độ IV theo NYHA. Bệnh nhân ở giai đoạn này có những triệu chứng suy tim rõ ràng ngay cả khi nghỉ ngơi dù đã điều trị nội khoa tối ưu.

Bệnh nhân có khả năng phải nhận sự hỗ trợ tuần hoàn từ bên ngoài, truyền thuốc tăng co bóp tim liên tục. 

Bệnh tiến triển, cơ tim sẽ càng suy yếu khiến lượng máu bơm đi đến những cơ quan khác ít hơn, khiến người bệnh chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Vì thế, mục tiêu điều trị là ngăn suy tim chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Trong trường hợp suy tim kháng trị, bệnh nhân có thể cần đến những phương pháp can thiệp đặc biệt.

Tìm hiểu thêm: Mối liên hệ giữa đột quỵ và tình trạng giảm tuổi thọ

Các giai đoạn của bệnh suy tim

Khó thở, mệt mỏi ngay khi nghỉ ngơi là biểu hiện bệnh suy tim nặng cần lưu ý.

3. Một số phương pháp phân loại suy tim khác

– Suy tim tâm trương và suy tim tâm thu (theo chức năng của tim)

– Suy tim cấp và suy tim mạn (theo thời gian tiến triển)

– Suy tim cung lượng thấp và suy tim cung lượng cao (theo cung lượng tim/0

– Suy tim toàn bộ, suy tim trái và suy tim phải (theo vị trí của buồng tim)

4. Cơ chế diễn tiến bệnh suy tim

4.1 Cơ chế bù trừ của tim 

Trong những giai đoạn suy tim đầu, tim vẫn có khả năng tự bù trừ để duy trì hoạt động bằng cách:

– Giãn buồng tim: Khi thiếu máu, cơ tim căng ra để co bóp mạnh hơn và tăng khả năng bơm máu nhiều hơn. Theo thời gian, các buồng tim dần giãn ra.

– Phát triển khối lượng cơ nhiều hơn: Khi suy yếu, tim thường co bóp mạnh hơn nhờ có sự gia tăng khối lượng cơ để các tế bào co bóp của tim trở nên lớn hơn. 

– Co bóp nhanh hơn: Đồng nghĩa với nhịp tim tăng nhanh, từ đó giúp tăng lưu lượng tim.

4.2 Cơ chế bù trừ của cơ thể

Cơ thể cũng có các hình thức bù trừ giúp điều chỉnh hoạt động bơm máu như:

– Các mạch máu co lại: Giữ cho huyết áp tăng và duy trì, từ đó hoạt động quá sức của trái tim được bù đắp.

– Thay đổi cung cấp máu: Điều chỉnh máu chuyển từ các mô và cơ quan ít quan trọng hơn để ưu tiên máu cho tim và não.

Sự bù trừ này giúp che giấu các bất ổn của cơ thể nên một số bệnh nhân có thể không nhận biết được tình trạng của bản thân ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên cơ chế bù trừ chỉ là tạm thời, không giải quyết nguyên nhân của suy tim. Nếu không được điều trị từ giai đoạn nhẹ, suy tim vẫn tiếp tục và trở nên nặng hơn và chuyển sang giai đoạn mất bù. Khi tình trạng mất bù xảy ra chính là lúc bệnh nhân bắt đầu xuất hiện mệt mỏi, khó thở và các bất thường khác. Thường khi đó bệnh nhân mới đến phải đến gặp bác sĩ.

Các giai đoạn của bệnh suy tim

>>>>>Xem thêm: Phương pháp điều trị phình mạch não phổ biến hiện nay

Ở các giai đoạn đầu của suy tim, tim vẫn cố gắng hoạt động để bù trừ lượng máu thiếu hụt do tim suy.

Trên đây là một số kiến thức liên quan đến các giai đoạn của bệnh suy tim giúp bạn nhận diện tình trạng suy tim của mình. Tuy nhiên, các phân độ cũng như triệu chứng trong bài chỉ có tính tham khảo, khi thấy các dấu hiệu suy tim, bạn cần thăm khám chuyên khoa Tim mạch để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cũng nên kiểm tra sức khỏe tim mạch thường xuyên để phòng ngừa và phát hiện sớm nguy cơ suy tim. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *