Hở van tim là bệnh lý tim mạch phổ biến và nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng thậm chí gây tử vong.
Bạn đang đọc: Hở van tim: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị
1. Bệnh hở van tim là gì?
Hệ thống van tim gồm van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi, có công dụng đưa máu đi theo một chiều. Cụ thể máu sẽ từ tĩnh mạch chạy về tim rồi đi ra động mạch và không có chiều ngược lại.
Bệnh van tim là bệnh lý xảy ra khi van tim gặp vấn đề về mặt chức năng, không đáp ứng được chức năng đóng – mở linh hoạt. Có hai dạng tình trạng bất thường ở van tim là hở van tim và hẹp van tim.
Tình trạng van tim bị hở xảy ra các van tim đóng lại không kín, làm cho dòng máu trào ngược trở lại buồng tim khi tim co bóp. Vì vậy mà tim phải làm việc nhiều hơn để bù cho lượng máu bị thiếu do trào ngược. Bệnh có 4 loại cơ bản:
– Hở van hai lá: là tình trạng máu trào ngược từ tâm thất trái về tâm nhĩ phải
– Hở van ba lá: là tình trạng máu trào ngược từ tâm thất phải về tâm nhĩ phải
– Hở van động mạch chủ: là tình trạng máu trào ngược từ động mạch chủ về tâm thất trái
– Hở van động mạch phổi: tình trạng máu trào ngược từ động mạch phổi về tâm thất phải
Mỗi dạng van tim hở sẽ kèm theo 4 mức độ: hở van 1/4, hở van 2/4, hở van 3/4 và mức độ hở 4/4.
Hình ảnh so sánh giữa tim khỏe mạnh và tim bị hở van
2. Nguyên nhân và triệu chứng của van tim hở là gì?
2.1. Nguyên nhân gây ra tình trạng hở van tim
Có 2 nhóm nguyên nhân là nguyên nhân bẩm sinh và nguyên nhân liên quan đến bệnh lý.
– Nguyên nhân bẩm sinh: thường xảy ra do bất thường cấu trúc vận động mạch chủ, van hai lá.
– Nguyên nhân bệnh lý:
+ Bệnh lý van tim do hậu thấp: xảy ra sau khi bị thấp khớp, đây là dạng van tim hở chiếm tỷ lệ cao ở Việt Nam và các quốc gia khác.
+ Bệnh lý van tim do thoái hóa: nguyên nhân do quá trình thoái hóa khiến van dày vôi hóa và không thể đóng kín.
+ Nhồi máu cơ tim: Van tim hở do nhồi máu cơ tim, cơ tim giãn nở, phình động mạch chủ, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
+ Sa van, đứt dây chằng: Một số trường hợp hở van hai lá xảy ra do bị sa van hoặc đứt dây chằng van hai lá.
2.2. Dấu hiệu của hở van tim
Giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh sẽ khó phát hiện ra các triệu chứng và chỉ khi đi thăm khám sức khỏe mới phát hiện ra. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết của bệnh van tim bị hở ở giai đoạn nặng.
– Khó thở: đây là triệu chứng phổ biến, cảm nhận rõ rệt nhất là khi người bệnh nằm xuống.
– Mệt mỏi: do tim không đưa đủ máu đi nuôi cơ thể nên người có van tim hở thường mệt mỏi thậm chí là ngất xỉu.
– Tim đập nhanh: đây cũng là triệu chứng của tình trạng tim bị hở van.
– Ngoài ra người bệnh sẽ có một số triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, sưng chân và mắt cá chân, ho vào ban đêm, …
Tìm hiểu thêm: Phân biệt đột quỵ và đột tử
Tim bị hở van có nhiều triệu chứng nhưng rất dễ nhầm lẫn với tình trạng mệt mỏi thông thường
3. Van tim hở có nguy hiểm tới người bệnh không?
Van tim hở và các bệnh lý tim mạch đều gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và nguy hiểm hơn là đe dọa tính mạng người bệnh. Van tim bị hở không được điều trị làm ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của tim cũng như làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác, gây các biến chứng như:
– Suy tim: khi bệnh nhân có van tim bất thường thì tim phải hoạt động nhiều hơn để bù đắp lượng máu bị thiếu dẫn đến tình trạng buồng tim bị giãn và sau đó là suy tim.
– Rối loạn nhịp tim: đây là tình trạng nhịp tim đập bất thường, quá nhanh hoặc quá chậm. Điều nguy hiểm là rối loạn nhịp tim chính là nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử.
– Viêm nội mạc nhiễm trùng: biến chứng này thường gặp ở những người bị hở van động mạch chủ, do máu phụt ngược từ động mạch chủ về thất trái, làm tổn thương lớp nội mạc tim. Đây lại là nơi vi khuẩn dễ bám dính, gây nên tình trạng áp xe hoặc nhiễm trùng.
– Đột quỵ: bệnh nhân có van tim bị hở sẽ có thể gặp phải một số biến chứng như suy tim, giãn buồng tim, rối loạn nhịp tim. Đây là nguyên nhân tạo nên các cục máu đông đi đến não, gây ra tình trạng tai biến mạch máu não.
4. Phương pháp chẩn đoán bệnh lý van tim hở
4.1. Các phương pháp chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán chính xác tình trạng hở của van tim, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và cận lâm sàng. Khám lâm sàng sẽ bao gồm các bước hỏi về các triệu chứng của bệnh lý gồm khó thở, tức ngực; tiền sử bệnh lý gợi ý nguyên nhân như bẩm sinh, nhồi máu cơ tim,…; khám tim bằng ống nghe.
Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số phương pháp cận lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác, cụ thể:
– Điện tâm đồ: phương pháp giúp tìm ra các dấu hiệu như dày nhĩ trái, dày thất trái, rung nhĩ …
– Chụp X-quang ngực: để thấy hình ảnh bóng tim to, phù kẽ, phù phế nang.
– Siêu âm Doppler tim: mục đích xác định và đánh giá mức độ hở của van tim, ảnh hưởng của tình trạng hở van tới chức năng của tim.
Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh cũng được thực hiện như: chụp cộng hưởng từ, chụp CT scanner, xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu.
>>>>>Xem thêm: Cẩn thận với bệnh thiếu máu cơ tim
Khám hở van tim sẽ gồm khám lâm sàng và khám cận lâm sàng
4.2. Cách điều trị bệnh lý van tim hở
Bệnh van tim hở là bệnh lý tim mạch gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới bệnh nhân nếu như không có biện pháp điều trị kịp thời.
Nếu ở giai đoạn nhẹ thường sẽ không cần điều trị, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân thay đổi chế độ ăn uống tốt cho tim mạch, điều chỉnh lối sống và cách sinh hoạt để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Nếu tình trạng hở của van tim nghiêm trọng đi kèm các triệu chứng có nguy cơ dẫn đến suy tim, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật để ngăn chặn diễn biến xấu của bệnh.
Mỗi tình trạng bệnh lý sẽ có hướng điều trị khác nhau, để tối ưu được kết quả và chi phí điều trị, người bệnh nên thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc đi khám khi cơ thể có triệu chứng bất thường. Bệnh nhân nên đến khoa Nội tim mạch ở các bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh hở van tim.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.