Bệnh động mạch vành là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng tim mạch vô cùng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Bệnh động mạch vành là gì và điều trị thế nào?
1. Bệnh động mạch vành là gì?
Bệnh động mạch vành là tình trạng động mạch nuôi dưỡng tim xuất hiện một hoặc nhiều nhánh bị hẹp hay bị cản trở do các mảng xơ vữa hình thành làm tắc mạch hoặc làm hẹp mạch. Những mảng xơ vữa này tích tụ bên trong, gây nên tình trạng đau thắt ngực.
Thông thường, các động mạch có sự mềm mại, đàn hồi giúp máu và oxy lưu thông dễ dàng. Tuy nhiên, khi động mạch bị hẹp hoặc cứng lại do các mảng bám trên thành mạch, sẽ làm làm giảm lưu lượng máu và oxy đến cơ tim.
Khi bệnh mạch vành tiến triển, cơ tim không thể nhận đủ lượng máu và oxy cần thiết, dẫn đến tình trạng đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim. Các cơn nhồi máu cơ tim thường xảy ra khi có cục máu đông di chuyển đến đoạn hẹp của mạch máu, bị tắc và không thể cung cấp máu đến tim, gây tắc mạch và tổn thương tim vĩnh viễn. Nếu tình trạng tắc mạch gây thiếu máu kéo dài và không được cải thiện, cơ tim sẽ bị hoại tử và có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh động mạch vành có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh được chia làm 2 thể là:
– Hội chứng động mạch vành cấp: Đây là tình trạng xuất hiện các cơn đau thắt ngực không ổn định và hiện tượng nhồi máu cơ tim cấp. Do mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn do mảng xơ vữa bị nứt vỡ, hoặc có thể do huyết khối.
– Bệnh mạch vành mạn thường tiến triển âm thầm. Bệnh diễn biến nặng hơn khi tiến trình hẹp mạch vành tăng lên theo thời gian.
2. Các nguyên nhân dẫn tới mắc bệnh động mạch vành
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do các chất tích tụ làm tắc nghẽn động mạch vành, khiến máu và oxy khó lưu thông. Quá trình này có tên gọi là xơ vữa động mạch.
Nếu các mảng bám bị vỡ, các tế bào máu sẽ tụ lại với nhau để cố gắng sửa chữa những tổn thương. Tuy nhiên, điều này tạo thành các cục huyết khối, gây tắc hoàn toàn lòng mạch vành, dẫn đến các cơn nhồi máu cơ tim.
Ngoài ra còn có một số yếu tố làm tăng xơ vữa động mạch dẫn tới bệnh động mạch vành. Các yếu tố này được chia làm 2 loại: Nguyên nhân không thể thay đổi được và nguyên nhân có thể thay thế được.
2.1. Nguyên nhân gây bệnh không thể thay đổi được
Tuổi cao: Người càng lớn tuổi càng có nguy cơ bị xơ vữa và tắc nghẽn các động mạch.
Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm, đối với nam giới mắc bệnh trước 55 tuổi và nữ giới mắc bệnh trước 65 tuổi, người con/em có nguy cơ cao cũng mắc bệnh.
Giới tính: Theo thống kê, nam giới là đối tượng bị bệnh về tim mạch cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, nữ giới sau mãn kinh lại thường có nguy cơ cao hơn.
Chứng ngưng thở khi ngủ: Ngưng thở khi ngủ khiến nồng độ oxy trong máu giảm đột ngột làm tăng huyết áp và gây căng thẳng là yếu tố thuận lợi gây bệnh lý động mạch vành.
Người mắc các bệnh: Bệnh nhân cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì, suy thận mạn, đái tháo đường… là người dễ mắc bệnh hơn.
2.2. Nguyên nhân gây bệnh có thể điều chỉnh được
– Không có thói quen tập thể dục thể thao, ít vận động: Những người thường xuyên ngồi một chỗ do tính chất công việc, hay những người không luyện tập thể dục hằng ngày, sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn.
– Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là thói quen xấu mà nhiều người, đặc biệt là nam giới khó bỏ được. Hút thuốc là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và nhiều bệnh nguy hiểm khác như ung thư vòm họng, ung thư phổi…
– Nghiện rượu bia: Lạm dụng nhiều rượu bia cũng là nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim. Do rượu bia thúc đẩy hình thành các cục máu đông, làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.
– Thừa cân – béo phì: Người có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn 23 sẽ thường có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch chuyển hóa cao hơn người bình thường.
– Thường xuyên stress: Căng thẳng quá mức sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho con người. Đặc biệt làm tổn hại động mạch, gia tăng xơ vữa mạch máu, làm bệnh tiến triển nhanh hơn.
– Ăn uống không lành mạnh: Sử dụng nhiều thực phẩm chứa chất béo, nhiều muối và chất bột, đường… có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
3. Những triệu chứng thường thấy khi mắc bệnh động mạch vành
Tìm hiểu thêm: Bệnh 3 nhánh mạch vành là gì và phương pháp chẩn đoán
Người mắc bệnh thường xuyên bị đau thắt ngực
Triệu chứng phổ biến nhất là hiện tượng đau thắt ngực hoặc vùng tim. Người bệnh thường có dấu hiệu:
– Nặng nề vùng ngực
– Cảm giác nén ép tim
– Đau ran vùng ngực
– Nóng rát
– Tê vùng ngực
– Đầy bụng
– Đau ngực âm ỉ
Ở nữ giới, triệu chứng của bệnh mạch vành thường nhẹ hơn so với nam giới. Trong cơn đau có thể kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, mệt mỏi, ra mồ hôi, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, khó thở… Ngoài ra, có nhiều triệu chứng khác bệnh nhân có thể gặp phải. Nếu các biểu hiện đó lặp lại với tần suất nhiều, người bệnh cần lưu ý đi khám ngay.
4. Điều trị bệnh động mạch vành
4.1. Điều trị bằng thuốc
Uống thuốc đều đặn hằng ngày theo chỉ định của bác sĩ là điều cần thiết để điều trị bệnh. Các loại thuốc như: Thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc hạ mỡ máu, thuốc giảm xơ vữa động mạch, thuốc chống đau thắt ngực… Đối với các bệnh nhân mắc bệnh khác đi kèm, cần sử dụng thuốc điều trị bệnh thường xuyên và đồng thời với thuốc điều trị động mạch vành.
>>>>>Xem thêm: Bệnh tim ở trẻ nhỏ cách chữa trị ra sao
Đi khám là cách tốt nhất để chẩn đoán và điều trị bệnh
4.2. Can thiệp đặt stent
Stent là một lưới kim loại nhỏ, được đưa vào lòng mạch vành tắc nghẽn, nhằm mở rộng lòng mạch cho máu di chuyển dễ dàng hơn. Đặt stent mạch vành thường được chỉ định để điều trị các bệnh mạch vành và các trường hợp nhồi máu cơ tim cấp.
Sau khi tiến hành đặt stent, người bệnh cần uống thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời tích cực thay đổi lối sống để tránh tắc trong stent hay cầu nối mạch vành, gây hẹp động mạch lần thứ hai.
Bệnh động mạch vành là bệnh lý về tim nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Nếu nhận thấy những dấu hiệu của bệnh, các bạn hãy đi khám ngay để biết rõ tình trạng sức khỏe và kịp thời điều trị nếu mắc bệnh nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.