Đánh trống ngực là một triệu chứng rất phổ biến, có thể gặp khi bạn vận động nhưng cũng có thể xảy ra khi nghỉ ngơi, gây lo lắng cho người bệnh và trong nhiều trường hợp tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý. Cùng tìm hiểu về triệu chứng này qua bài biết dưới đây.
Bạn đang đọc: Đánh trống ngực: Nguyên nhân và cách xử trí
1. Đánh trống ngực là gì?
Đánh trống ngực là thuật ngữ chỉ cảm giác của cơ thể về nhịp tim với những biểu hiện phổ biến là cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh hoặc bỏ nhịp. Đôi khi triệu chứng này được mô tả là cảm giác tim của bạn đập thình thịch, rung rinh khác với bình thường. Một số bệnh nhân cảm thấy khó chịu, lo lắng, sợ hãi và coi đây là triệu chứng đáng báo động gắn với bệnh tim mạch. Tuy nhiên không phải trường hợp nào tình trạng này cũng nghiêm trọng và cần điều trị.
Đánh trống ngực có thể xảy ra khi bệnh nhân không có bệnh tim mạch, tuy nhiên cũng có thể do các nguyên nhân ở tim, gây nguy hiểm đe dọa tính mạng. Do vậy, khi thấy biểu hiện này, bạn không cần quá lo lắng nhưng cũng không nên chủ quan, mà cần đi khám với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị phù hợp.
Đánh trống ngực là cảm giác bất thường về nhịp tim, gồm hồi hộp, tim đập nhanh hoặc bỏ nhịp.
2. Nguyên nhân thực sự gây trống ngực, hồi hộp
2.1 Các bệnh lý tim mạch – Nguyên nhân gây đánh trống ngực phổ biến nhất
Các bệnh lý tim mạch là một trong những nguyên nhân khiến tim đập mạnh, loạn nhịp, bỏ nhịp, gồm:
– Thiếu máu cục bộ cơ tim: Thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim khiến tim phải đập nhanh hơn để co bóp, dẫn đến rối loạn dẫn truyền xung điện.
– Bệnh tim bẩm sinh: Gồm hội chứng Brugada, bệnh cơ tim thất phải, hội chứng QT dài bẩm sinh.
– Bệnh van tim: Thường gặp nhất là hẹp van 2 lá, hở van tim.
– Rối loạn hệ thống dẫn truyền: Thường gây nhịp tim chậm hoặc block tim. Bên cạnh đó rung nhĩ, nhịp tim nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, ngoại tâm thu thất cũng có thể khiến bạn có cảm giác tim đập mạnh hoặc đập loạn xạ trong lồng ngực.
– Hạ huyết áp tư thế: Việc đứng lên khiến nhịp xoang nhanh hơn, do đó bệnh nhân thường có cảm giác tim đập thình thịch.
2.2 Các bệnh lý ngoài tim
– Bệnh lý tuyến giáp như cường giáp, suy giáp
– U tủy thượng thận
– Rối loạn lo âu
– Hạ đường huyết
– Các rối loạn chuyển hóa, thường gặp nhất là thiếu máu, hạ oxy máu, rối loạn điện giải, giảm thể tích tuần hoàn…
Một số loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm cả thuốc cần kê đơn và thuốc không cần kê đơn có thể gây ra nhịp tim nhanh và cảm giác hồi hộp, trống ngực mạnh như: thuốc kháng sinh, thuốc trị nấm, thuốc chống loạn thần, thuốc chữa bệnh hen, thuốc ho và cảm lạnh, thuốc điều trị huyết áp, thuốc điều trị tuyến giáp.
Một số loại thuốc cường giao cảm như albuterol, amphetamine, isoproterenol, norepinephrine, theophylline, cocaine, dobutamine, epinephrine, ephedrine cũng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng đánh trống ngực.
2.4 Căng thẳng và lo lắng
Đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến nhịp tim. Cụ thể các cảm xúc mãnh liệt hoặc thất thường có thể kích thích tiết ra các hormone làm tăng tốc độ nhịp tim. Ví dụ khi bạn sợ hãi, gặp nguy hiểm hay cảm giác bị đe dọa, tim thường đập nhanh hơn, khiến bạn bị vã mồ hôi hay có cảm giác ớn lạnh. Một số người có thể cảm thấy khó thở, hụt hơi thậm chí đau ngực trong trường hợp này. Đôi khi việc hoảng sợ còn có thể gây ra cơn đau thắt ngực.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về thông liên nhĩ kiểu lỗ thứ hai
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây hồi hộp, trống ngực.
2.5 Đánh trống ngực có thể xảy ra trong lúc tập luyện
Tập thể dục rất có lợi cho sức khỏe tuy nhiên khi tập luyện, tim của bạn có thể đập nhanh hơn bình thường do tim cần bơm máu nhiều hơn để cung cấp năng lượng cho cơ bắp trong quá trình tập. Nếu có cảm giác tim đập thình thịch hoặc bỏ nhịp có thể là do bạn đã lâu không tập luyện và cơ thể bạn đang không hoàn toàn khỏe mạnh. Trong nhiều trường hợp đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các rối loạn nhịp tim.
2.6 Lạm dụng chất kích thích
Caffein, nicotine, rượu bia là những chất kích thích có thể làm tăng nhịp tim, khiến tim rung rinh.
– Caffeine
Caffeine thường có trong cà phê, trà, sô cô la, nước tăng lực. Một nghiên cứu cho thấy cafeine từ các loại thực phẩm này không có khả năng gây ra bất thường về nhịp tim ở những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, chúng có thể kích hoạt tình trạng rối loạn ở những người có tiền sử rối loạn nhịp tim.
– Nicotine
Nicotine có nhiều trong thuốc lá bên cạnh các chất gây nghiện khác. Các chất này làm tăng huyết áp và tăng nhịp tim. Ngoài ra, đánh trống ngực cũng có thể là một triệu chứng khi bạn cai nicotine. Tuy nhiên trong những trường hợp này nhịp tim sẽ trở lại bình thường sau 3 – 4 tuần bỏ thuốc lá.
– Rượu bia
Uống nhiều rượu hơn bình thường có thể làm bạn cảm thấy tim mình đập nhanh hơn hoặc cảm giác hồi hộp, trống ngực. Đối với một vài người, triệu chứng này có thể xảy ra ngay cả khi họ uống rất ít rượu.
– Các chất gây nghiện
Các loại ma túy như amphetamine, cocaine, thuốc lắc… đều rất nguy hiểm cho tim mạch. Cụ thể:
+ Cocaine là chất có thể làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim và tổn thương cơ tim
+ Amphetamine kích thích hệ thần kinh giao cảm, do đó làm tăng nhịp tim
+ Thuốc lắc kích hoạt cơ thể giải phóng Nor adrenalinư, một chất này khiến tim bạn đập nhanh hơn
2.7 Thay đổi hormone
Sự thay đổi hormone có thể khiến phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, tiền mãn kinh cảm thấy tim đập nhanh hơn. Tuy nhiên, việc tăng nhịp tim trong trường hợp này thường là tạm thời và không cần quá lo lắng. Đánh trống ngực khi mang thai có thể xảy ra trong trường hợp bạn thiếu máu.
2.8 Sốt
Khi bạn bị sốt, cơ thể thường sử dụng năng lượng nhiều hơn với tốc độ nhanh hơn, khiến nhịp tim sẽ tăng lên. Các nghiên cứu cho thấy nhiệt độ cơ thể cứ tăng 1 độ C thì nhịp tim tăng lên 10 nhịp. Tuy nhiên thường nhiệt độ cơ thể > 38 C mới có thể ảnh hưởng đến nhịp tim.
>>>>>Xem thêm: Tai biến mạch máu não do nguyên nhân tim mạch
Khi cảm thấy tim đập nhanh, rung rinh, bỏ nhịp, bạn cần nghỉ ngơi và thăm khám sớm chuyên khoa Tim mạch.
2. Cần làm gì khi bị đánh trống ngực?
Nếu khỏe mạnh hoặc triệu chứng tim đập mạnh, rung rinh chỉ thỉnh thoảng xảy ra và kéo dài vài giây thì bạn không cần quá lo lắng. Nhưng nếu tình trạng này thường xuyên hơn, kèm theo triệu chứng đau thắt ngực, đè nặng ở ngực, khó thở, hụt hơi, chóng mặt, ngất xỉu… thì bạn nên đi gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân.
Các phương pháp chẩn đoán bất thường về nhịp tim này gồm:
– Điện tâm đồ (ECG): Thăm dò này giúp tìm kiếm các tín hiệu điện bất thường.
– Holter ECG: Thiết bị theo dõi điện tâm đồ trong vòng 24 – 48 giờ, giúp phát hiện các rối loạn nhịp tim ở bất kỳ thời điểm nào trong thời gian đeo máy.
– Siêu âm tim: Phát hiện các bất thường về cấu trúc của tim hay van tim.
Ngoài ra để tìm nguyên nhân rối loạn nhịp tim, bác sĩ có thể sẽ làm thêm một số xét nghiệm máu như điện giải đồ, hormone tuyến giáp…
Sau khi xác định nguyên nhân các bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.