Xơ vữa động mạch biến chứng nguy hiểm không?

Xơ vữa động mạch thường tiến triển âm thầm, khó phát hiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. 

Bạn đang đọc: Xơ vữa động mạch biến chứng nguy hiểm không?

1. Xơ vữa động mạch là gì?

Động mạch là các mạch máu có nhiệm vụ vận chuyển máu đến các cơ quan của cơ thể. Động mạch được lót bởi nội mô. Đó là lớp tế bào mỏng giúp hoạt động lưu thông máu dễ dàng hơn.

Tuy nhiên lớp nội mô có thể bị tổn thương do tác động của lượng chất béo, cholesterol cao hoặc do người bệnh hút thuốc lá, mắc các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp… Đây là điều kiện hình thành các mảng xơ vữa động mạch

Các mảng xơ cứng tích tụ càng nhiều sẽ làm thu hẹp động mạch, khiến quá trình lưu thông máu trở nên khó khăn. Sau một thời gian, các mảng này vỡ ra có thể hình thành nên cục huyết khối làm tắc nghẽn dòng chảy của máu và oxy.

Trong trường hợp, các cục máu đông nằm ở động mạch chính cung cấp máu cho tim, người bệnh có thể lên cơ nhồi máu cơ tim. Thiếu máu lên tim trong thời gian dài cũng có thể gây nên tình trạng yếu tim, dẫn tới suy tim.

Xơ vữa động mạch biến chứng nguy hiểm không?

Xơ vữa động mạch làm xuất hiện cục máu đông gây tắc nghẽn mạch

2. Dấu hiệu cụ thể của xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch thường tiến triển âm thầm và không có triệu chứng cho đến khi bệnh trở nặng. Lúc này, động mạch bị tắc nghẽn trầm trọng, máu không thể lưu thông đến tim và các cơ quan khác. 

Tình trạng này dẫn tới các bệnh lý về tim, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đe dọa tính mạng người bệnh. Các triệu chứng tùy thuộc vào động mạch nào gặp vấn đề.

2.1. Xơ vữa động mạch vành tim

Người bệnh thường xuất hiện những cơn đau thắt ngực dẫn tới nhồi máu cơ tim. Hiện tượng xơ vữa còn có nguy cơ dẫn tới bệnh suy tim nếu không được điều trị kịp thời. 

2.2. Xơ vữa động mạch cảnh não

Người mắc bệnh thường có các triệu chứng thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) và có thể tiến triển thành đột quỵ. Người bệnh sẽ đột ngột yếu, tê tay hoặc chân, nói lắp hoặc khó nói, mất thị lực tạm thời hoặc sụp mí cơ bắp. 

2.3. Xơ vữa động mạch ngoại vi cánh tay và chân 

Một số triệu chứng của bệnh động mạch ngoại vi (PAD) có thể kể đến là: 

– Giảm huyết áp ở chi bị tác động.

– Tê và đau ở các chi. 

PAD làm tăng nguy cơ đột quỵ, gây đau tim và nghiêm trọng hơn có thể xảy ra hoại tử phải cắt cụt chi. 

2.4. Xơ vữa động mạch thận 

Triệu chứng dễ thấy nhất là bệnh nhân sẽ bị tăng huyết áp, hoặc người bệnh thận mạn cũng là đối tượng của xơ vữa động mạch thận. Hiện tượng này cũng có thể gây ra chứng phình động mạch trong cơ thể. 

Hầu hết bệnh nhân mắc chứng phình động mạch sẽ không có triệu chứng. Một số ít trường hợp có thể xuất hiện cảm giác đau và nhói ở túi phình. Nếu túi phình vỡ, có thể xảy ra xuất huyết nội, đe dọa tính mạng người bệnh. Hiện tượng này thường xảy ra đột ngột, tuy nhiên cũng có lúc rò rỉ chậm.

3. Biến chứng của xơ vữa động mạch

3.1. Nhồi máu cơ tim 

Biến chứng nhồi máu cơ tim xảy ra khi những mảng xơ vữa tích tụ ở thành mạch bị vỡ ra, làm xuất hiện nên các cục máu đông. Các cục máu đông khiến động mạch vành bị tắc nghẽn, ngăn máu lưu thông đi khắp cơ thể, gây rối loạn nhịp tim hoặc ngừng tim. 

Sau khi bị nhồi máu cơ tim, người bệnh sẽ xuất hiện các mô sẹo. Các mô sẹo là nguyên nhân dẫn tới rối loạn nhịp tim nhanh. Hiện có gần 90% người bệnh nhồi máu cơ tim gặp phải tình trạng này.

Nhồi máu cơ tim là biến chứng vô cùng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Theo nghiên cứu, khoảng 1/3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim sẽ tử vong trước khi được can thiệp điều trị kịp thời. Tỷ lệ người bệnh tim mạch bị nhồi máu cơ tim tái phát sau 1 năm cũng ở mức cao. 

Tìm hiểu thêm: Đau tim khi thở mạnh cảm giác đau tức khó chịu ở ngực trái

Xơ vữa động mạch biến chứng nguy hiểm không?

Nhồi máu cơ tim do xơ vữa động mạch vành

3.2. Đột quỵ

Đây là biến chứng nguy hiểm mà người bệnh thường gặp. Nguyên nhân là do các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến thiếu máu lên não. Trong trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể bị liệt nửa người, trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong. 

3.3. Suy tim

Khi không được cung cấp đủ máu trong một thời gian dài, tim sẽ hoạt động yếu đi, không đủ khả năng để duy trì sức khỏe cho người bệnh.

3.4. Phình mạch 

Biến chứng xơ vữa động mạch nguy hiểm nhất là phình mạch. Khi bị phình, động mạch vỡ và có thể khiến người bệnh tử vong ngay lập tức.

4.  Phòng ngừa chứng xơ vữa động mạch thế nào?

Để phòng ngừa chứng xơ vữa động mạch, cũng như ngăn chặn các yếu tố có thể gây bệnh, bạn cần thực hiện điều này: 

4.1. Thay đổi chế độ ăn uống

– Ăn bổ sung nhiều chất xơ có trong rau xanh, trái cây và các loại ngũ cốc nguyên hạt. Tăng cường đạm thực vật, đạm từ cá, gia cầm. 

– Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol. Không nên sử dụng các loại thịt chế biến sẵn, tinh bột tiêu hóa nhanh như gạo trắng, bánh mỳ trắng, khoai tây, các loại thịt đỏ, nước ngọt. 

4.2. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục giúp người bệnh cải thiện sức khỏe tim mạch, điều hòa huyết áp. Các hoạt động luyện tập đơn giản như đi bộ, đạp xe, bơi lội cũng sẽ giúp bạn giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh lý về tim. Người bệnh nên tham khảo các bài tập đúng chuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ.

Xơ vữa động mạch biến chứng nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Đột quỵ ở người trẻ: Nguyên nhân xảy ra, cách phòng tránh

Khám sức khỏe định kỳ kết hợp các bài tập thể dục là cách phòng bệnh hiệu quả

4.3. Bỏ hút thuốc

Hút thuốc là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó là chứng xơ vữa động mạch và tăng huyết áp. Bạn nên từ bỏ thói quen hút thuốc càng sớm càng tốt, để bảo vệ tốt sức khỏe. 

4.4. Hạn chế bia, rượu

Mỗi người cần hạn chế uống bia và rượu để giảm các chất kích thích nạp vào cơ thể. Nam giới chỉ nên uống một đến hai ly rượu mỗi ngày. Nữ giới uống không quá một ly mỗi ngày. Đối với loại rượu vang: Mỗi ngày chỉ nên dùng 1 ly 60 ml, rượu mạnh 1 ly 30 ml. 

Có thể nói, xơ vữa động mạch là bệnh nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Nếu chúng ta không kịp thời phát hiện để điều trị, bệnh rất dễ diễn biến nặng. Do đó, mỗi người cần giữ thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ và duy trì lối sống lành mạnh, khoa học để bảo vệ sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *