Bệnh tim mạch vành gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người. Vậy cách để nhận biết triệu chứng và nguyên nhân mắc bệnh là gì?
Bạn đang đọc: Tim mạch vành: Triệu chứng và nguyên nhân cần biết
1. Bệnh tim mạch vành là gì?
Bệnh tim mạch vành là tình trạng động mạch cấp máu cho tim bị cản trở do các chất tích tụ bên trong, dẫn tới tắc lòng mạch. Các chất tích tụ này là những mảng xơ vữa, gây nên những cơn đau thắt ngực do thiếu máu nuôi tim.
Tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch vành ở Việt Nam ngày càng cao
Các động mạch thường đàn hồi, đẩy máu và oxy di chuyển dễ dàng. Tuy nhiên, khi động mạch hẹp hoặc cứng lại, lưu lượng máu và oxy đến tim sẽ giảm đi, dẫn tới thiếu máu cơ tim.
Tình trạng thiếu máu kéo dài có thể khiến người bệnh xuất hiện các cơn nhồi máu cơ tim, hoại tử cơ tim, thậm chí tử vong.
2. Các loại bệnh tim mạch vành
Bệnh có 2 dạng cụ thể là:
– Hội chứng động mạch vành cấp: Là tình trạng đau thắt ngực không ổn định, kéo theo đó là hiện tượng nhồi máu cơ tim cấp.
– Bệnh tim mạch vành mạn: Bệnh thường tiến triển âm thầm và diễn biến nặng hơn khi mạch vành tăng hẹp theo thời gian.
3. Triệu chứng tim mạch vành điển hình
3.1. Đau thắt ngực
Những cơn đau đột ngột và dữ dội, thường bắt đầu và tập trung ở ngực trái. Người bệnh sẽ có cảm giác như tim bị bóp chặt, đè nặng. Sau một thời gian, cơn đau ngực sẽ lan ra cổ, vai, vùng lưng và cánh tay trái.
Hầu hết các cơn đau thắt ngực do bệnh tim mạch vành kéo dài khoảng vài phút rồi giảm dần. Tuy nhiên, nếu cơn đau nặng dần và kéo dài hơn 15 phút, có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim.
Tìm hiểu thêm: Thuốc điều trị rối loạn tiền đình và một số lưu ý
Đau thắt ngực là triệu chứng tim mạch vành điển hình
Triệu chứng đau thắt ngực được chia thành 2 dạng:
– Dạng ổn định:
Người bệnh thường gặp các cơn đau thắt ngực khi có cú sốc tâm lý hoặc do vận động quá sức, thay đổi thời tiết. Với những cơn đau này, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi và uống kết hợp một số loại thuốc giãn mạch.
– Dạng không ổn định: Đây là dạng nguy hiểm hơn đối với người bệnh. Cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, kể cả khi người bệnh ngủ nghỉ. Cơn đau thắt ngực không ổn định có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim nếu không được can thiệp kịp thời.
3.2. Khó thở
Khi các mạch máu bị hẹp, lượng máu không thể lưu thông đến tim có thể ứ đọng lại các bộ phận khác trên cơ thể. Phổi sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Máu ứ đọng ở phổi làm suy giảm chức năng hô hấp. Điều này dẫn người bệnh tới tình trạng khó thở hoặc thở gấp… Khi người bệnh căng thẳng hoặc hoạt động quá sức, triệu chứng khó thở càng tăng.
Đi kèm với chứng khó thở là cảm giác tay chân rã rời, khó cử động, mất năng lượng. Tần suất cơn khó thở xảy ra thường xuyên cho thấy bạn bệnh đang tiến triển vào giai đoạn nặng.
3.3. Chóng mặt, mệt mỏi
Người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi và chóng mặt. Mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt xuất hiện do tuần hoàn máu kém, thiếu máu lên não. Bên cạnh đó, hệ thần kinh giao cảm giảm gây ra chứng đổ mồ hôi lạnh.
3.4. Rối loạn tiêu hóa
Nhiều bệnh nhân mạch vành chia sẻ, họ thường bị đầy bụng, buồn nôn… sau khi ăn no. Đặc biệt, triệu chứng tăng mạnh khi người bệnh vận động sau ăn, hoặc trong bữa ăn chứa nhiều chất béo, chất đạm.
3.5. Rối loạn nhịp tim
Khi quá vui hoặc quá lo lắng, người bệnh có thể nghe rõ tiếng nhịp tim đập nhanh, đi kèm cảm giác hồi hộp, run rẩy, đánh trống ngực. Đó là dấu hiệu rối loạn nhịp tim và có thể biến chứng thành rung thất, nhịp nhanh thất. Người bệnh có thể ngừng thở và tử vong trong vài phút nếu không được cứu chữa kịp thời.
3.6. Khó chịu ở nửa thân trên
Phụ nữ và người mắc bệnh tiểu đường thường cảm giác khó chịu ở ngực và phần thân trên khi mắc bệnh. Người bệnh sẽ gặp các biểu hiện nóng, ngứa ran vùng ngực, tê tay, vai…
Mỗi bệnh nhân sẽ có dấu hiệu phát bệnh khác nhau do thể trạng và tình hình bệnh không giống nhau. Các triệu chứng có thể rõ ràng hoặc mờ nhạt khiến người bệnh chủ quan, không phát hiện kịp thời.
4. Nguyên nhân bệnh tim mạch vành
4.1. Nguyên nhân không đổi được
– Tuổi cao: Người lớn tuổi càng dễ mắc bệnh hơn do sau một thời gian làm việc tim bị yếu đi.
– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim: Nam giới trong gia đình mắc bệnh trước 55 tuổi, trong khi đó nữ giới mắc bệnh trước 65 tuổi sẽ có nguy cơ di truyền cho con/em của mình.
– Giới tính: Theo thống kê, nam giới có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, phụ nữ sau mãn kinh cũng có nguy cơ mắc bệnh khá cao.
– Ngưng thở khi ngủ: Do chứng ngưng thở làm giảm lượng oxy trong máu gây tăng huyết áp và căng thẳng cho người bệnh và dễ dẫn tới bệnh lý động mạch vành.
– Những người mắc các bệnh như cao huyết áp, béo phì, suy thận mạn, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường… có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn người bình thường.
>>>>>Xem thêm: Động mạch vành tim và các bệnh lý liên quan
Người có bệnh nền thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn
4.2. Nguyên nhân có thể đổi được
– Lười tập thể dục thể thao, ngồi lâu một chỗ ít vận động sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch cao hơn.
– Hút thuốc lá: Thói quen này làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch và một số bệnh nguy hiểm như ung thư.
– Nghiện rượu bia: Rượu bia làm hình thành các cục máu đông nhanh hơn và dễ gây đột quỵ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới thiếu máu cơ tim.
– Người thừa cân, béo phì dễ mắc bệnh tim mạch hơn người bình thường.
– Căng thẳng quá mức cũng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cho con người. Căng thẳng kéo dài sẽ làm tổn thương động mạch, tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu.
– Sử dụng đồ ăn nhiều chất béo, muối và đường… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tim mạch vành là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Nếu bạn đang gặp phải những dấu hiệu bệnh kể trên, hãy nhanh chóng kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế uy tín, để có thể phát hiện và kịp thời điều trị bệnh kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.