Tăng huyết áp khẩn cấp là một trường hợp cấp tính, cần được điều trị ngay để tránh tổn thương các cơ quan liên quan trong cơ thể. Cùng tìm hiểu về dạng tăng huyết này, những mối nguy hiểm do bệnh gây ra cũng như cách phòng tránh hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Tăng huyết áp khẩn cấp: Mối nguy khôn lường
1. Hiểu về tăng huyết áp và tăng huyết áp khẩn cấp
1.1 Tăng huyết áp là gì?
Huyết áp của một người bình thường là 120/80 mmHg. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp hội Quốc tế về tăng huyết áp (ISH), người trưởng thành được coi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu của họ ≥ 140mmHg hoặc/và huyết áp tâm trương từ ≥ 90mmHg. Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính diễn tiến âm thầm và có khả năng hồi phục ở một mức độ nhất định.
Theo WHO, hàng năm có khoảng 1,5 tỷ người trên thế giới mắc bệnh tăng huyết áp. Trong số 17 triệu ca tử vong do các bệnh tim mạch, có khoảng gần 50% ca tử vong do biến chứng của tăng huyết áp.
Có khoảng 12 triệu người Việt bị tăng huyết áp, tức là cứ 5 người trưởng thành có 1 người mắc bệnh này.
1.2 Tăng huyết áp khẩn cấp là gì?
Khi huyết áp tăng cao vượt ngưỡng (huyết áp tâm thu > 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 120 mmHg) nhưng không có tổn thương cơ quan đích như tim, não, mắt, thận và mạch máu thì được gọi là cơn tăng huyết áp khẩn cấp hay tăng huyết áp cấp cứu.
Khi huyết áp tâm thu > 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 120 mmHg nhưng không có tổn thương cơ quan đích thì được gọi là tăng huyết áp cấp cứu hay khẩn cấp.
2. Tăng huyết áp cấp cứu có nguy hiểm không?
Tăng huyết áp cấp cứu là một trong những tác nhân gây hẹp, thậm chí làm tắc hoàn toàn động mạch. Điều này khiến một số cơ quan trong cơ thể bị thiếu oxy và năng lượng.
Trong cơn tăng huyết áp cấp cứu, hầu hết người bệnh không có triệu chứng đặc hiệu nên rất khó để nhận biết và điều trị kịp thời. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, lo lắng nhiều…
Tuy không gây ảnh hưởng ngay đến các cơ quan đích nhưng tăng huyết áp cấp cứu là trường hợp cấp tính, bệnh nhân cần phải được nhập viện để hồi sức cấp cứu và điều chỉnh giảm huyết áp kịp thời, ngăn chặn những tổn thương vĩnh viễn cơ quan đích như:
– Đột quỵ: gồm nhồi máu não cấp, xuất huyết não, xuất huyết dưới màng nhện.
– Tổn thương tim cấp tính: hội chứng mạch vành cấp, bóc tách thành động mạch chủ, suy tim, rung nhĩ, phù phổi cấp.
– Tổn thương thận cấp tính: suy thận cấp, mù loà.
3. Các nguyên nhân và đối tượng dễ tăng huyết áp đột ngột
3.1 Các nguyên nhân gây tăng huyết áp đột ngột
Tăng huyết áp cấp cứu có thể xảy ra do một số nguyên nhân như:
– Sốc tâm lý
– Dùng thuốc không đủ liều, tự ý bỏ thuốc, ngừng thuốc điều trị tăng huyết áp
– Dùng thuốc hạ áp kèm corticoid
– Ăn mặn
– Hẹp động mạch thận mới xuất hiện hoặc tiến triển
Tìm hiểu thêm: Hạ huyết áp cấp đừng chủ quan không được xử trí đúng cách
Ăn quá nhiều muối có thể khiến huyết áp tăng cao và đột ngột.
3.2 Những đối tượng dễ bị tăng huyết áp khẩn cấp
Tăng huyết áp cấp cứu có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng phổ biến hơn ở những trường hợp:
– Bệnh nhân có tăng huyết áp nguyên phát hoặc thứ phát nặng nhưng chưa có biến chứng
– Người đã phẫu thuật
– Người tăng huyết áp bị chảy máu cam nặng
– Không tuân thủ điều trị hoặc ngưng thuốc điều trị huyết áp đột ngột
– Lo lắng, hốt hoảng, đau
– Người đang điều trị các bệnh lý mạn tính bằng thuốc
5. Điều trị thế nào khi huyết áp tăng quá cao?
Khi bệnh nhân bị tăng huyết áp đột ngột, hãy để họ nằm nghỉ ngơi, yên tĩnh 15 – 30 phút, trong lúc đó theo dõi huyết áp liên tục đến khi huyết áp trở lại bình thường.
Nếu sau đó không thấy huyết áp hạ, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị ngoại trú bằng thuốc uống tích cực.
Tuỳ vào mục tiêu hạ áp trên từng đối tượng mà bác sĩ sẽ lựa chọn nhóm thuốc điều trị thích hợp. Các thống kê cho thấy, điều trị hạ áp cho 9 trường hợp sẽ ngăn ngừa được 1 trường hợp tử vong.
Các bệnh nhân này cần được hạ huyết áp từ từ trong 24 – 48 giờ. Bởi việc hạ huyết áp quá nhanh, đột ngột có thể làm giảm tưới máu, từ đó gây tổn thương cơ quan đích, chẳng hạn như thiếu máu não hoặc thiếu máu cục bộ cơ tim.
Phương pháp kiểm soát huyết áp thường dùng nhất là tiêm truyền tĩnh mạch, vì dễ dàng điều chỉnh liều, hạn chế tình trạng hạ áp quá mức. Các bác sĩ khuyến cáo lựa chọn các loại thuốc có tác dụng nhanh, ngắn, hiệu lực mạnh, hồi phục nhanh và ít tác dụng phụ.
Trong đó, Nifedipine – loại thuốc hạ áp nhỏ dưới lưỡi hiện đã không còn được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp cấp cứu vì có thể gây hạ huyết áp nhanh, nghiêm trọng.
>>>>>Xem thêm: Đột quỵ mắt: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh
Truyền tĩnh mạch là phương pháp cấp cứu thường dùng trong những trường hợp huyết áp đột ngột tăng cao.
6. Làm sao để ngăn cơn tăng huyết áp cấp cứu?
Một số biện pháp dưới đây có thể giúp ổn định huyết áp và ngăn ngừa tăng áp đột ngột:
– Duy trì chế độ ăn hợp lý: đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng; giảm ăn mặn, ăn
– Giảm cân: Nếu thừa cân bạn hãy thực hiện các phương pháp giảm cân, giúp duy trì cân nặng lý tưởng (chỉ số khối cơ thể (BMI) 18,5 – 22,9 kg/m2; vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ).
– Ngừng hút thuốc lá hoặc thuốc lào.
– Tăng cường hoạt động thể lực: Tập luyện ở mức thích hợp các bộ môn như đi bộ, vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn mỗi ngày khoảng 30 – 60 phút.
– Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.
– Tránh để bị lạnh đột ngột.
– Tuân thủ đơn thuốc điều trị của bác sĩ.
– Tái khám định kỳ và khám ngay khi có những triệu chứng bất thường.
Trên đây là một số thông tin về tăng huyết áp khẩn cấp, hi vọng đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này. Thông tin chỉ mang tính tham khảo, không thể thay thế các chẩn đoán và điều trị y khoa. Nếu có nhu cầu thăm khám, bệnh nhân vui lòng liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.