Các chuyên gia khẳng định nếu tình trạng suy giảm trí nhớ của người trẻ không được giải quyết kịp thời thì trong vòng 3 năm, bạn có thể sẽ chuyển sang giai đoạn sa sút trí tuệ.
Bạn đang đọc: 5 nguyên nhân chính gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ
Bởi lúc đó, não bộ đã mất dần khả năng điều khiển các cơ quan chức năng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong. Khi đã bị sa sút trí tuệ, các tế bào não sẽ bị tổn thương và không còn khả năng phục hồi. Bao gồm: teo não, chết tế bào não, tổn thương mạch máu não hoặc tổn thương chất trắng.
Khi tình trạng suy giảm trí nhớ chưa diễn ra nghiêm trọng, bạn cần có biện pháp can thiệp từ sớm để ngăn ngừa diễn tiến nặng hơn. Đặc biệt, cần thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn như:
– Tập luyện thể dục, thể thao giúp thúc đẩy hệ tuần hoàn, hô hấp, tăng cường oxy và dinh dưỡng cho não bộ.
– Hạn chế các nguy cơ gây căng thẳng, stress bằng cách thiền, yoga… Các hoạt động thể chất nhẹ nhàng này giúp lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể, đặc biệt là máu nuôi não bộ và giúp hệ thần kinh hoạt động tốt hơn.
– Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Hạn chế những loại thực phẩm chứa nhiều Carbohydrate và đường, chất kích thích. Thay vào đó là sử dụng nguồn thực phẩm lành mạnh cho bộ não như cá biển, nấm, sữa, ngũ cốc, trứng,…
– Rèn luyện ghi nhớ bằng các trò chơi trí tuệ 15 – 30 phút mỗi ngày thay vì lãng phí quá nhiều thời gian trên mạng xã hội.
– Thăm khám sức khỏe định kỳ đặc biệt là hệ thần kinh để phát hiện sớm, phòng ngừa bệnh lý thần kinh có thể làm suy giảm trí nhớ, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Có thể thấy suy giảm trí nhớ ở người trẻ gây ra rất nhiều hệ lụy cho cuộc sống, công việc của người bệnh. Đừng đợi đến khi bệnh biểu hiện thành triệu chứng mà hãy quan tâm chăm sóc sức khỏe hệ thần kinh ngay từ bây giờ bằng cách thăm khám thường xuyên tại các chuyên khoa nội thần kinh nhé.
>>>>>Xem thêm: Rối loạn giấc ngủ triệu chứng như thế nào?