Rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì? Cần lưu ý điều gì?

Cuộc sống bận rộn, nhiều áp lực là một trong những nguyên nhân khiến bệnh rối loạn tiền đình ngày càng trở nên phổ biến. Với nhiều người thì phương pháp nhanh nhất để giúp cải thiện tình trạng này là sử dụng thuốc. Nhưng bạn có biết khi bị rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì và uống như thế nào hiệu quả, an toàn? Hãy cùng tham khảo một số lưu ý khi sử dụng thuốc cho người bị rối loạn tiền đình dưới đây.

1. Những điều cần biết về căn bệnh rối loạn tiền đình

1.1 Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là bộ phận nằm sau ốc tai hai bên, giữ vai trò quan trọng trong việc kết hợp với các cơ quan khác để giữ thăng bằng cho toàn bộ cơ thể. Rối loạn tiền đình chính là tình trạng cơ thể mất cân bằng, người bệnh thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt,…do hoạt động của tiền đình không còn bình thường.

Bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, những người trung niên,…Tuy nhiên hiện nay tình trạng bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa do nhiều tác động xấu từ môi trường sống và làm việc. Đặc biệt với những nhân viên văn phòng, những người ngồi máy lạnh và tiếp xúc với máy tính rất nhiều.

Sử dụng thuốc là một trong những biện pháp giúp giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình

Sử dụng thuốc là một trong những biện pháp giúp giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình

1.2 Các loại rối loạn tiền đình

Hiện nay, rối loạn tiền đình được chia thành hai loại:

– Rối loạn tiền đình ngoại biên: xuất hiện với những triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế. Tuy nhiên dạng bệnh này chỉ làm cho người bệnh thấy khó chịu chứ không gây nguy hiểm.

– Rối loạn tiền đình trung ương: đây là tình trạng nguy hiểm hơn. Bệnh thường xuất hiện với biểu hiện của bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Người đi lại khó khăn, thường cảm thấy choáng váng khi thay đổi tư thế. Nhiều khi họ thiếu tập trung, hay quên, năng suất làm việc giảm. Đôi khi các triệu chứng xuất hiện kèm theo tình trạng buồn nôn.

2. Rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì để cải thiện các triệu chứng của bệnh?

Theo các chuyên gia hiện nay chưa có loại thuốc nào đặc trị để điều trị dứt điểm căn bệnh rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, trong trường hợp rối loạn tiền đình gây nhiều triệu chứng khó chịu, một số loại thuốc có thể được sử dụng để cải thiện tình trạng này, phòng tránh những nguy hiểm cho người bệnh. Một số loại thuốc thường dùng và những câu hỏi thường gặp:

Bệnh nhân rối loạn tiền đình có thể sử dụng nhóm thuốc kháng Histamin

Bệnh nhân rối loạn tiền đình có thể sử dụng nhóm thuốc kháng Histamin

2.1. Điều trị rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì? Nhóm thuốc kháng histamin có an toàn không?

Nhóm thuốc kháng Histamin hoàn toàn phù hợp cho bệnh nhân. Bởi nhóm thuốc này có tác dụng điều trị chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, choáng váng,..Tuy nhiên một số loại thuốc sẽ để lại tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa, buồn ngủ,…

Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc như: Cinarizin, Flunarizin,…Đây là những loai thuốc ức chế kênh canxi, chọn lọc mạch máu não.

2.2. Bị rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì? Nhóm thuốc ức chế giảm lo lắng, an thần là lựa chọn tối ưu

Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc như: lorazepam, diazepam,…

Thuốc có tác dụng giảm tình trạng căng thẳng, lo âu của người bệnh. Nhờ đó, giúp người bệnh bình tĩnh hơn trước mọi tác động của bệnh.

2.3. Nhóm thuốc hỗ trợ điều trị tuần hoàn máu não, tăng tuần hoàn tới hệ thống tiền đình

Thuốc tăng tuần hoàn máu não thường được sử dụng sau giai đoạn cấp, nhằm duy trì và ổn định sự tuần hoàn máu não. Một số loại thuốc trong nhóm này có thể sử dụng như: Almitrin – raubasin, Betahistin,…Những loại thuốc này dùng để điều trị thiểu năng tuần hoàn não, suy giảm trí nhớ, một số triệu chứng: đau đầu, ù tai, chóng mặt,…

Ngoài ra thuốc còn có tác dụng điều trị rối loạn tuần hoàn ngoại biên, rối loạn hệ thống tiền đình và ốc tai. Không những thế thuốc còn có tác dụng chống co giật rất hiệu quả.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc chống viêm do dây thần kinh tiền đình bị viêm. Hoặc những loại thuốc hỗ trợ điều chỉnh chức năng tiền đình bị suy giảm.

3. Một số lưu ý khi điều trị rối loạn tiền đình

3.1 Tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Các loại thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc điều trị tiền đình khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất khi bị rối loạn tiền đình, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị từ nguyên nhân. Điều này giúp giảm thiểu sự phát triển của bệnh một cách hiệu quả và an toàn. Khi được kê đơn thuốc, người bệnh cần kiên trì và tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý sử dụng các loại thuốc khác hoặc ngưng dùng mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

3.2 Lưu ý khi dùng thuốc để tránh tác dụng phụ

Dưới đây là một số lưu khi sử dụng thuốc giúp đạt hiệu quả điều trị tốt và hạn chế tác dụng phụ :

– Nên sử dụng thuốc sau bữa ăn tránh gây kích ứng dạ dày, gây đau vùng thượng vị, lâu dần dẫn tới viêm loét dạ dày.

– Không sử dụng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ con.

– Không sử dụng với những trường hợp mẫn cảm với thuốc.

– Những loại thuốc này có thể gây buồn ngủ vào ban ngày. Vì vậy những người vận hành máy móc hay làm việc ở nơi nguy hiểm, địa hình cao, những người cần sự minh mẫn, tỉnh táo tập trung công việc không nên sử dụng.

– Người lớn tuổi không nên sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài. Như vậy sẽ gây rối loạn vận động và có khả năng trầm cảm.

– Không nên sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia,… trong quá trình dùng thuốc. Vì các chất này có thể làm giảm công dụng của thuốc.

Bên cạnh quan tâm rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì, bạn nên thay đổi lối sống để hỗ trợ điều trị bệnh

Những thay đổi trong lối sống có thể hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

3.3 Thay đổi lối sống

Để tăng hiệu quả trong việc điều trị, người bệnh cũng cần chú ý tới chế độ sinh hoạt để giảm thiểu các triệu chứng như:

– Thường xuyên dành thời gian tập các bài tập thể dục. Đặc biệt với những người làm việc tại văn phòng nên vận động nhiều hơn. Tránh ngồi quá lâu tại một chỗ với một tư thế.

– Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress, lo âu để việc điều trị đạt kết quả tốt hơn.

– Không nên vận động quá đột ngột như đứng lên ngồi xuống, quay cổ,… tránh choáng váng, mất thăng bằng.

– Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý trong quá trình điều trị. Đặc biệt cần bổ sung cho bữa ăn các vitamin để tăng sức đề kháng.

– Với những bệnh nhân có hàm lượng acid folic trong máu quá thấp, cần bổ sung thêm acid folic mỗi ngày qua các loại thực phẩm như: rau chân vịt, nước ép cam, bánh mì,…

Đặc biệt khi xuất hiện tình trạng đau nhức đầu dữ dội kéo dài kèm theo sốt cao, thính giác giảm, mắt mờ,… bạn cần tới ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám ngay và có phương pháp điều trị phù hợp để tránh những hệ lụy sau này.

Hi vọng rằng những thông tin trên sẽ là những kiến thức bố ích giúp việc điều trị của bạn đạt kết quả tốt nhất. Nhớ rằng, tự ý điều trị bằng thuốc hay bất cứ phương pháp nào khác có thể dẫn đến những hệ lụy khôn lường. Vì vậy trong mọi trường hợp, hãy để các bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh đồng hành, giúp việc điều trị của bạn trở nên hiệu quả và an toàn.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *