Bệnh nhân lao phổi có nên uống sữa và những lưu ý về chế độ dinh dưỡng

Lao phổi là một bệnh hô hấp nguy hiểm, ngoài việc điều trị hiệu quả, chế độ chăm sóc đúng cách cũng rất quan trọng. Trong đó, việc bệnh nhân lao phổi có nên uống sữa không là thắc mắc của nhiều người. Cùng tìm lời giải qua bài viết dưới đây.

1. Khái niệm lao phổi và đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh

Lao phổi là căn bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lao, tác động chủ yếu đến phổi và có thể lây lan đến các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh thường gặp ở những người có hệ miễn dịch yếu hoặc sống trong môi trường có điều kiện vệ sinh kém.

Lao phổi có thể lây từ người sang người qua đường hô hấp, Đây là con đường nhanh nhất, gần nhất để lây bệnh lao phổi từ người bệnh sang người khác. Thông qua trò chuyện, tiếp xúc với người bệnh khi họ ho, khạc, hắt hơi, xì mũi…, bệnh lao phổi có thể dễ dàng lây nhiễm.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh: ho khạc kéo dài trên 2 tuần, kèm theo sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm, sút cân, kém ăn, mệt mỏi. Người bệnh có thể bị đau ngực, ho khạc ra máu với lượng ít hoặc nhiều. Hơn 90% những người có các biểu hiện vừa nêu đã mắc bệnh lao phổi. Kết luận xác định bệnh sẽ được đưa ra sau khi làm các xét nghiệm cần thiết.

Bệnh nhân lao phổi có nên uống sữa hay không

Sốt về chiều, ra mồ hôi trộm… có thể là một số biểu hiện của bệnh lao phổi

Khi thấy những dấu hiệu này, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh chính xác.

2. Bệnh nhân lao phổi có nên uống sữa không?

2.1 Lưu ý trước khi tìm hiểu bệnh nhân lao phổi có nên uống sữa

Trước khi tìm hiểu bệnh nhân lao phổi có nên uống sữa không, cần hiểu về chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh này. Khi bị tấn công bởi vi khuẩn lao, sức khỏe người bệnh giảm sút, dễ mệt mỏi, ho kéo dài, khó thở. Việc suy giảm đề kháng, miễn dịch yếu gây chán ăn, dễ dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết và sụt cân. Do đó, bổ sung dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất rất quan trọng để rút ngắn thời gian điều trị và phục hồi.

Việc kết hợp giữa thuốc men và dinh dưỡng sẽ mang lại hiệu quả điều trị tối ưu cho bệnh nhân lao phổi. Bệnh nhân có thể tham vấn ý kiến bác sĩ và tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ, cân bằng các thành phần dưỡng chất cần thiết.

2.2 Bệnh nhân lao phổi có nên uống sữa?

Sữa là một trong các thực phẩm mà bệnh nhân lao phổi có thể sử dụng, bởi nó chứa nhiều selen. Selen có vai trò loại bỏ các chất độc hại, hoạt hóa lại hệ thống enzym nên rất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên khi đang trong quá trình sử dụng kháng sinh điều trị lao phổi, người bệnh cần lưu ý việc uống sữa đúng cách để tránh những tương tác bất lợi.

Trong đó, một số loại kháng sinh có thể bị vón cục với canxi, sắt và các khoáng chất khác có chứa trong sữa. Sự vón cục này giảm khả năng hấp thu và làm giảm tác dụng của thuốc. Để biết được nhóm kháng sinh nào đang được sử dụng khi mắc lap phổi, bệnh nhân cần hỏi bác sĩ điều trị.

Như vậy, bệnh nhân lao phổi có được uống sữa, song cần lưu ý những vấn đề sau:

Uống thuốc và sữa cách xa nhau ít nhất 3 tiếng.

Nếu được có thể thay thế sữa bằng các loại thực phẩm khác không chứa nhiều canxi. Khi kết thúc điều trị có thể sử dụng lại sữa.

Nếu có những triệu chứng sau cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để có xử trí phù hợp: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, đau khớp, sưng khớp,.. Bệnh nhân lao phổi có nên uống sữa, chuyên gia giải đáp

Bệnh nhân lao phổi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp

3. Những thực phẩm có lợi cho người bệnh lao phổi

Các loại thực phẩm nên được bổ sung trong quá trình điều trị lao phổi:

Selen: Selen có trong sữa, đậu tương, hạt vừng, ớt,… Như đã nói ở trên, selen giúp loại bỏ các chất độc hại, tái hoạt hóa hệ thống enzyme của cơ thể.

Kali: Có trong rau xanh, dầu thực vật, gan, khoai tây, măng,… Kali giúp các tế bào tăng sinh khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ gây xuất huyết.

Sắt: Mộc nhĩ, nấm hương, lòng đỏ trứng,… là những thực phẩm chứa nhiều sắt được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân lao phổi. Bệnh nhân lao phổi thường thiếu máu thiếu sắt do ăn uống kém và các tác dụng của thuốc điều trị. Bổ sung sắt đầy đủ  giúp cải thiện sức khỏe và hỗ trợ đề kháng, giúp người mắc lao phổi khỏi bệnh nhanh hơn.

Vitamin K và vitamin nhóm B: Vitamin K và vitamin nhóm B có nhiều trong gan, rau xanh, thịt lợn, đậu, khoai tây,…Việc dùng thuốc điều trị lao có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dưỡng chất dinh dưỡng tại đường tiêu hóa trong đó có vitamin K và vitamin nhóm B. Khi cơ thể thiếu hụt 2 loại vitamin này, quá trình đông máu bị ảnh hưởng, hệ miễn dịch bị suy yếu, có thể xuất hiện tình trạng viêm dây thần kinh ngoại biên.

Chất xơ cũng giúp người bệnh cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, cải thiện các vấn đề tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ gồm rau xanh, trái cây,..

Kẽm: Có tác dụng tăng tốc độ hồi phục vết thương, cân bằng hệ miễn dịch. Kẽm còn là một trong những yếu tố cần trong quá trình đông máu, giảm tốc độ lão hóa da. Các thuốc điều trị lao phổi có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu và thải trừ kẽm, thiếu hụt kẽm dẫn đến chán ăn và hệ miễn dịch suy giảm. Thực phẩm chứa kẽm nên được bổ sung: hải sản, đậu hà lan, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn nạc,..

Vitamin A, E, C: Những thực phẩm chứa nhiều vitamin A, E, C như gan, thịt gà, thịt lợn nạc, thịt bò, cá biển, rau có màu xanh,..giúp tăng cường miễn dịch, tránh tình trạng oxy hóa và nhiễm khuẩn.

Bệnh nhân lao phổi có nên uống sữa, ăn rau củ quả

Bệnh nhân lao phổi nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi

Hy vọng những thông tin trên đã hỗ trợ giải đáp cho câu hỏi bệnh nhân lao phổi có nên uống sữa. Bên cạnh đó là những tư vấn về chế độ ăn uống cho người bệnh. Để hạn chế tối đa những tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe do căn bệnh lao phổi, mỗi người cần tuân thủ các chỉ định điều trị từ bác sĩ cũng như áp dụng nghiêm chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt có lợi trong thời gian mắc bệnh.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *