Khám thai 37 tuần?Dấu hiệu sắp sinh

Từ tuần thai thứ 37, mặc dù còn 3 tuần nữa mới đến ngày dự sinh nhưng em bé đã được coi là đủ ngày đủ tháng. Chính vì vậy, mẹ bầu cần đi khám thai 37 tuần và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho sự ra đời bất kỳ lúc nào của con yêu.

1. Sự phát triển của thai nhi 37 tuần tuổi

Thai nhi 37 tuần tuổi đã nặng khoảng 2,8 kg, cao khoảng 48,6 cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân và vẫn lên cân mỗi ngày. Hầu hết các cơ quan trong cơ thể bé đều đã hoàn thiện và có thể hoạt động độc lập. Hệ thống hô hấp sẵn sàng bắt nhịp với môi trường bên ngoài bụng mẹ, các tế bào da ngày một hoàn thiện khiến bé phổng phao và hồng hào, tóc đã xuất hiện khá nhiều nhưng trông giống các sợi lông tơ và màu tóc không giống với màu tóc bố mẹ.

Chữa bệnh trĩ sau sinh cho bà bầu

Toàn bộ cơ thể bé được bao phủ bởi một lớp chất nhờn, hệ thống xương trong cơ thể hầu như đã cứng cáp hết trừ bộ xương sọ chưa cứng lắm. Bé vẫn tiếp tục tích mỡ dưới da, tích cực tập thở và phản ứng với ánh sáng

2. Sự thay đổi của cơ thể người mẹ khi thai nhi 37 tuần tuổi

Ở tuần thai thứ 37, mẹ bầu không lên cân nhiều. Người mẹ có thể cảm thấy áp lực ở bụng dưới tăng lên, cảm giác bé có thể lọt ra bất cứ lúc nào, dạ dày đã bớt bị chèn ép nên thở và ăn uống trở nên dễ dàng hơn.

Về chế độ ăn uống, mẹ bầu vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ calo, chất dinh dưỡng và các vitamin cần thiết cho cơ thể. Nên lựa chọn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như trứng, sữa, các loại tôm cá nhỏ, rau củ như đậu đỗ,…Uống các loại nước hoa quả có pha chút gừng để tránh bị chứng ợ hơi làm phiền, tránh chất kích thích như cà phê, nước ngọt có ga.

Bên cạnh đó, mẹ bầu tuần 37 thường gặp các triệu chứng như xuất hiện dịch màu nâu ở âm đạo, giãn tĩnh mạch, đau vùng chậu, chuột rút, rạn da, núi đôi căng tức, mất ngủ.

3. Khám thai 37 tuần

Trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ tiến hành khám thăm dò xương chậu để đánh giá quá trình mang thai của mẹ bầu, quan sát xem nước ối có bị rỉ ra hay không.

Mẹ bầu cần báo ngay cho bác sĩ nếu có những biểu hiện bất thường như sưng quá mức ở bàn chân, mắt cá, sưng mặt hay mắt bị húp lên, đột ngột tăng cân thêm, đau đầu nghiêm trọng, thay đổi thị lực như nhìn bị mờ, nhìn một thành hai,…, đau bụng trên dữ dội, buồn nôn và ói mửa.

Xem thêm

>> Khám thai 35 tuần

> Khám thai 4 tuần tuổi

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Khám thai 37 tuần?Dấu hiệu sắp sinh

Từ tuần thai thứ 37, mặc dù còn 3 tuần nữa mới đến ngày dự sinh nhưng em bé đã được coi là đủ ngày đủ tháng. Chính vì vậy, mẹ bầu cần đi khám thai 37 tuần và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho sự ra đời bất kỳ lúc nào của con yêu.

1. Sự phát triển của thai nhi 37 tuần tuổi

Thai nhi 37 tuần tuổi đã nặng khoảng 2,8 kg, cao khoảng 48,6 cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân và vẫn lên cân mỗi ngày. Hầu hết các cơ quan trong cơ thể bé đều đã hoàn thiện và có thể hoạt động độc lập. Hệ thống hô hấp sẵn sàng bắt nhịp với môi trường bên ngoài bụng mẹ, các tế bào da ngày một hoàn thiện khiến bé phổng phao và hồng hào, tóc đã xuất hiện khá nhiều nhưng trông giống các sợi lông tơ và màu tóc không giống với màu tóc bố mẹ.

Chữa bệnh trĩ sau sinh cho bà bầu

Toàn bộ cơ thể bé được bao phủ bởi một lớp chất nhờn, hệ thống xương trong cơ thể hầu như đã cứng cáp hết trừ bộ xương sọ chưa cứng lắm. Bé vẫn tiếp tục tích mỡ dưới da, tích cực tập thở và phản ứng với ánh sáng

2. Sự thay đổi của cơ thể người mẹ khi thai nhi 37 tuần tuổi

Ở tuần thai thứ 37, mẹ bầu không lên cân nhiều. Người mẹ có thể cảm thấy áp lực ở bụng dưới tăng lên, cảm giác bé có thể lọt ra bất cứ lúc nào, dạ dày đã bớt bị chèn ép nên thở và ăn uống trở nên dễ dàng hơn.

Về chế độ ăn uống, mẹ bầu vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ calo, chất dinh dưỡng và các vitamin cần thiết cho cơ thể. Nên lựa chọn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như trứng, sữa, các loại tôm cá nhỏ, rau củ như đậu đỗ,…Uống các loại nước hoa quả có pha chút gừng để tránh bị chứng ợ hơi làm phiền, tránh chất kích thích như cà phê, nước ngọt có ga.

Bên cạnh đó, mẹ bầu tuần 37 thường gặp các triệu chứng như xuất hiện dịch màu nâu ở âm đạo, giãn tĩnh mạch, đau vùng chậu, chuột rút, rạn da, núi đôi căng tức, mất ngủ.

3. Khám thai 37 tuần

Trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ tiến hành khám thăm dò xương chậu để đánh giá quá trình mang thai của mẹ bầu, quan sát xem nước ối có bị rỉ ra hay không.

Mẹ bầu cần báo ngay cho bác sĩ nếu có những biểu hiện bất thường như sưng quá mức ở bàn chân, mắt cá, sưng mặt hay mắt bị húp lên, đột ngột tăng cân thêm, đau đầu nghiêm trọng, thay đổi thị lực như nhìn bị mờ, nhìn một thành hai,…, đau bụng trên dữ dội, buồn nôn và ói mửa.

Xem thêm

>> Khám thai 35 tuần

> Khám thai 4 tuần tuổi

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *