Nấm móng tay là bệnh do vi khuẩn gây nên và có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy, bệnh nấm móng tay có nguy hiểm không?
Bạn đang đọc: Bệnh nấm móng tay có nguy hiểm không?
1. Nguyên nhân gây bệnh nấm móng tay
Bệnh nấm móng do nấm và vi khuẩn gây nên và có khả năng lây lan rất nhanh. Nấm móng gây ra các tổn thương ở vùng da có nhiều chất sừng như móng tay, móng chân và đôi khi ở tóc.
Bệnh nấm móng tay là một trong các bệnh nấm da thường gặp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh nấm móng gồm:
-Thời tiết nóng ẩm mùa hè là điều kiện và môi trường thuận lợi cho nấm và vi khuẩn xuất hiện, phát triển và gây bệnh.
-Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, đặc biệt là vùng móng chân, móng tay hoặc thường xuyên có các chấn thương nhẹ ở vùng móng.
– Dùng găng tay, tất và giày kín trong thời gian quá dài.
– Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh nấm móng.
– Gia đình có người bị mắc bệnh nấm móng…
Tìm hiểu thêm: Bệnh nấm da chữa như thế nào?cần nắm rõ một số thông tin
Bệnh nấm móng tay không nguy hiểm nhưng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và thẩm mỹ.
2. Biểu hiện của bệnh nấm móng tay
Màu sắc móng bị biến đổi, có màu vàng hoặc xám đục. Khi bị nhiễm bệnh, móng thường xuất hiện các khe nứt li ti. Ở vùng kẽ móng xuất hiện hiện tượng nhiễm trùng da. Da có thể mẩn đỏ kèm theo là cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Lớp tế bào sừng trên bề mặt móng trở nên dày hơn, sờ vào có cảm giác hơi sần.
Khi bệnh trở nên nặng, móng có thể chuyển sang màu xanh xám hoặc đen. Các lớp sừng giòn và bong dần, có mùi hôi và tanh đặc trưng.
3. Bệnh nấm móng tay có nguy hiểm không?
Bệnh nấm móng tay nói riêng và nấm móng nói chung khi mới bị chỉ ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của móng ít ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Trong trường hợp nấm phát triển qua một giai đoạn khác, người bệnh sẽ có cảm giác đau và khó chịu ở vùng đầu móng và gây ảnh hưởng đến các hoạt động cầm, nắm của bàn tay.
4. Cách phòng ngừa bệnh nấm móng tay
Ngay sau khi có những biểu hiện của bệnh cần đi khám chuyên khoa da liễu càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ khám tìm nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh. Nên tuân thủ nghiêm túc chỉ định điều trị của bác sĩ.
Những loại thuốc rửa và thuốc bôi dạng kem hoặc nước chỉ có tác dụng ngăn chặn và ức chế quá trình sinh sản, phát triển của vi khuẩn chứ không thể tiêu diệt hoàn toàn được chúng. Do đó, điều trị tận gốc căn bệnh này cần có thời gian và sự kiên trì.
>>>>>Xem thêm: Mụn nhọt ở mông làm sao để chữa trị?
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.
Ngoài phương pháp dùng thuốc bôi ngoài da nên kết hợp với các loại thuốc kháng sinh khác nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm ở những vùng móng mà thuốc bôi không tới được.
Vệ sinh cơ thể hàng ngày, luôn giữ tay sạch sẽ. Không sử dụng găng tay trong thời gian dài. Găng tay, tất tay được làm từ sợi thiên nhiên, có khả năng thấm hút mồ hôi.
Hạn chế hoạt động ở các nơi công cộng vì đó là nguồn lây lan bệnh. Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng cá nhân với những người mắc bệnh…