Bệnh hắc lào có lây không là nỗi lo lắng của cả bệnh nhân và những người xung quanh. Đây là căn bệnh ngoài da do vi nấm cạn gây nên với dấu hiệu đặc trưng là ngứa, nổi mẩn đỏ, có mụn nước và vùng có nấm thường tròn như đồng tiền.
Bạn đang đọc: Bệnh hắc lào có lây không?nguyên nhân gây bệnh hắc lào
Bệnh hắc lào có lây không là nỗi lo lắng của người bệnh và những người xung quanh họ.
Vậy bệnh hắc lào có lây không? Bệnh hắc lào có thể lây từ người này sang người khác khi dùng chung đồ sinh hoạt như quần áo, khăn mặt, ngủ chung giường chiếu, đắp chung chăn, tiếp xúc trực tiếp với da hoặc quan hệ tình dục với người bệnh. Do đó cả người mắc bệnh hắc lào và những người xung quanh cần hết sức lưu ý. Một số thông tin sau sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này để có các biện pháp phòng tránh lây nhiễm bệnh hắc lào.
Bệnh hắc lào là gì?
Bệnh hắc lào hay còn gọi là bệnh lác do vi nấm cạn gây nên thuộc nhóm dermatophytes, thường gặp nhất là hai loại trychophyton và epidermophyton.
Bệnh hắc lào có thể gặp ở mọi lứa tuổi, gặp nhiều ở tuổi thanh thiếu niên và trung niên, nam nhiều hơn nữ. Bệnh không đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh, nhất là vấn đề thẩm mỹ…
Nguyên nhân gây bệnh hắc lào là do vệ sinh thân thể kém, ít tắm gội trong khi cơ thể có nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho vi nấm dễ dàng phát triển. Bơi lội ở vùng nước bẩn, nơi có nhiều vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh cũng có thể gây bệnh hắc lào.
Dấu hiệu của bệnh hắc lào
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây ngứa ở bàn tay và bàn chân
Ngứa và nổi mẩn đỏ, mụn nước là các dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh hắc lào.
Ngứa và nổi mẩn đỏ, mụn nước là các dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh hắc lào. Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở vùng da bị tổn thương, cả ngày lẫn đêm, ngứa nhiều hơn khi về đêm, đổ mồ hôi, thời tiết nóng bức…
Nổi mẩn đỏ ở vùng giới hạn rõ, trên bề mặt có mụn nước, tập trung ở phần rìa vùng nổi mẩn. Hắc lào thường xuất hiện đầu tiên ở bẹn, sau đó lan sang hai bên kia và ra sau mông. Ngoài ra hắc lào cũng có thể xuất hiện ở chân tay, ngực, lưng…
Điều trị bệnh hắc lào
Để chữa bệnh hắc lào tận gốc, tránh tái phát và lây nhiễm cho người khác, người bệnh cần kiên trì dùng thuốc.
Loại thuốc cổ điển để trị hắc lào là dung dịch cồn BSI (acid benzoic + acid salicylic + lod), antimycose (acid benzoic + acid salicylic + acid boric), dung dịch ASA (acid acetylsalicylic, natri salicylat). Tuy nhiên các loại thuốc này gây ra những tác dụng phụ như gây lột da nhiều, đau rát, để lại màu đen trên da như bị sạm da.
Hiện tại có nhiều loại thuốc bôi tại chỗ với các hoạt chất là chất dẫn midazol rất có hiệu quả như: miconazol, ketoconazol, econazol… Các thuốc này không gây sưng đau, không lột da, có mùi thơm, không màu và chỉ gây dị ứng nhẹ nhưng sẽ hết khi ngừng sử dụng thuốc.
Cần làm gì để phòng tránh lây nhiễm bệnh hắc lào?
>>>>>Xem thêm: Tại sao mồ hôi có mùi chua và 6 nguyên nhân gây nên
Nhằm tránh lây lan bệnh hắc lào, cần giữ gìn vệ sinh chung, tuyệt đối không dùng chung vật dụng cá nhân như quần áo với người bệnh.
Nhằm tránh lây lan bệnh hắc lào, cần giữ gìn vệ sinh chung, tuyệt đối không dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh.
Để tiêu diệt vi nấm cạn, có thể luộc các vật dụng cá nhân như quần áo, chăn chiếu, mùng màn trong nước sôi 100 độ C trong vòng 15 phút.
Tốt nhất người bệnh nên tới bệnh viện hoặc các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn điều trị dứt điểm bệnh hắc lào.
Những phương pháp chẩn đoán và điều trị trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.