Viêm da dị ứng là dạng phổ biến nhất của bệnh chàm, bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới người lớn. Khi mắc viêm da dị ứng, da sẽ trở nên ngứa và viêm kèm theo các triệu chứng như đỏ, sưng rạn nứt, rỉ nước, đóng và bong tróc vảy. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: Viêm da dị ứng và những điều cần biết
Khi mắc viêm da dị ứng, da sẽ trở nên ngứa và viêm kèm theo các triệu chứng như đỏ, sưng rạn nứt, rỉ nước, đóng và bong tróc vảy.
Viêm da dị ứng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của cơ thể nhưng các khu vực dễ chịu tác động nhất là:
– Lưng hoặc mặt trước của đầu gối
– Bên ngoài hay bên trong khuỷu tay
– Quanh cổ
– Tay
– Má
– Da đầu
Người bị viêm da dị ứng có thể trải qua giai đoạn bệnh không “hoạt động”, da có thể bị khô nhưng các triệu chứng vẫn trong tầm kiểm soát và giai đoạn bệnh bùng phát khi các triệu chứng trở nên nặng hơn.
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng
Tìm hiểu thêm: Những điều quan trọng cần biết về bệnh viêm da dị ứng
Các loại chất tẩy rửa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dá dị ứng.
Nguyên nhân của viêm da dị ứng hiện vẫn chưa được xác định, nhưng có lẽ là do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường. Bệnh thường xảy ra ở những người dễ mắc các bệnh dị ứng.
Những người có thành viên trong gia đình đã từng bị viêm da dị ứng cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Có một số yếu tố nhất định làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm da dị ứng, chẳng hạn như xà phòng, chất tẩy rửa, căng thẳng và thời tiết. Đôi khi dị ứng thức ăn cũng có thể yếu tố nguy cơ, đặc biệt là ở những trẻ bị viêm da dị ứng nặng.
Điều trị viêm da dị ứng
>>>>>Xem thêm: Bệnh á sừng có chữa khỏi được không?
Thuốc corticoide tại chỗ – được sử dụng để làm giảm sưng, tấy đỏ và ngứa trong giai đoạn bùng phát của bệnh.
Hiện nay chưa có cách chữa bệnh viêm da dị ứng, nhưng điều trị có thể giúp giảm các triệu chứng và nhiều trường hợp đã cải thiện theo thời gian.
Tuy nhiên, bệnh có một tác động đáng kể đến cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ gia tăng các bệnh nhiễm trùng da.
Nhiều phương pháp điều trị khác nhau có thể được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng và quản lý viêm da dị ứng, bao gồm:
Tự chăm sóc, chẳng hạn như giảm gãi và tránh các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm da dị ứng.
Chất làm mềm da (phương pháp điều trị giữ ẩm) – được sử dụng hàng ngày cho da khô.
Thuốc corticoide tại chỗ – được sử dụng để làm giảm sưng, tấy đỏ và ngứa trong giai đoạn bùng phát của bệnh.
Những phương pháp điều trị viêm dạ dị ứng trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.