Biểu hiện nấm móng tay bạn cần chú ý

Bệnh nấm móng tay làm hủy hoại móng, khiến móng trở nên xấu xí, thậm chí là gây mưng mủ, gây đau nhức, ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Vậy biểu hiện nấm móng tay là gì? Nguyên nhân nào gây bệnh? Để hiểu hơn về căn bệnh này bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây:

Bạn đang đọc: Biểu hiện nấm móng tay bạn cần chú ý

1. Biểu hiện nấm móng tay

Biểu hiện nấm móng tay bạn cần chú ý

Nấm móng tay do nhiều loại vi nấm gây ra trong đó có thể kể ra hai nhóm chính là nấm sợi tơ và nấm hạt men .

Nấm móng tay do nhiều loại vi nấm gây ra trong đó có thể kể ra hai nhóm chính là nấm sợi tơ (Dermatophytes) và nấm hạt men (Candida).
Triệu chứng ban đầu của bệnh là những đốm trắng hoặc vàng xuất hiện dưới các đầu móng tay. Sau đó, bề mặt móng trở nên xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám và có hằn sọc dọc, ngang. Chỗ tổn thương có màu vàng, nâu hoặc đen. Móng rất dễ bị mủn và dễ gãy. Phía dưới móng có thể bị tổn thương, móng tróc.
Lúc đầu người bệnh chỉ bị một hoặc hai móng tuy nhiên không được điều trị sẽ dần lan ra nhiều ngón khác, thời gian lan khá chậm nhưng âm thầm phá hủy mỏng.
Nếu nấm do Dermatophytes gây ra trên từng móng, tổn thương tấn công từ bờ vào sẽ không bị viêm quanh móng. Nhưng nếu do nấm Candida gây sẽ tổn thương sẽ đi từ vùng chân móng đi ra và có viêm quanh móng.

2. Nguyên nhân nấm móng tay

Tìm hiểu thêm: Nổi hạch ở háng có nguy hiểm không?

Biểu hiện nấm móng tay bạn cần chú ý

Nếu nấm do Dermatophytes gây ra trên từng móng, tổn thương tấn công từ bờ vào sẽ không bị viêm quanh móng. Nhưng nếu do nấm Candida gây sẽ tổn thương sẽ đi từ vùng chân móng đi ra và có viêm quanh móng.

Nấm móng tay do nhiều nguyên nhân gây ra như:

2.1. Vệ sinh kém

Những người có thói quen vệ sinh không đảm bảo, đặc biệt là vùng móng tay, móng chân sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi nấm thâm nhập và gây bệnh.

2.2.Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại

Việc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa như xăng, xà phòng, hóa chất công nghiệp đều tiềm ẩn nguy cơ bị bệnh.

2.3. Nguồn nước nhiễm bẩn

Việc sử dụng nước bẩn hàng ngày sẽ khiến vi khuẩn trong nước bẩn xâm nhập vào cơ thể gây nhiều bệnh, trong đó có nấm móng tay.

2.4. Cơ địa mẫn cảm, hệ miễn dịch kém

Những người cơ địa dễ mẫn cảm, dị ứng và hệ miễn dịch kém sẽ dễ bị nhiễm nấm.

2.5. Di truyền

Những người có người thân trong gia đình mắc bệnh thì khả năng bị nhiễm bệnh cũng cao hơn.

2.6. Do tiếp xúc

Những người tiếp xúc với các yếu tố chứa mầm bệnh như bể bơi, dùng chung khăn tắm, quần áo, bao tay…đều có khả năng nhiễm bệnh.

3. Phòng tránh bệnh nấm móng tay

Biểu hiện nấm móng tay bạn cần chú ý

>>>>>Xem thêm: Hiểu về bệnh lupus ban đỏ cách điều trị đúng cách

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám khi nấm móng tay

Cũng giống như nhiều bệnh khác, bệnh nấm móng tay nên điều trị càng sớm càng tốt, không nên để bệnh nặng mới điều trị. Song song với việc điều trị thì việc phòng tránh bệnh là không thể thiếu, vì thế hãy lưu ý 4 điều dưới đây để bản thân và người xung quanh không phải là đối tượng có nguy cơ bị bệnh.

  • Nên mang bao tay khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất, nước để tránh móng bị ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển.
  • Hạn chế tiếp xúc với nước, các chất tẩy rửa như xà phòng giặt, nước rửa chén. Chỉ tiếp xúc khi cần thiết như tắm gội, vệ sinh tay khi cần thiết như sau khi đi vệ sinh.
  • Rửa tay sạch sau khi đụng chạm vào móng bệnh.
  • Không cắt, cạy hay can thiệp vào vùng da quanh móng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *