Bệnh u phổi có chữa được không?

U phổi là sự phân chia và phát triển bất thường của các tế bào trong mô phổi hoặc đường hô hấp dẫn đến phổi. Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là bệnh u phổi có chữa được không. Thông tin bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên.

Bạn đang đọc: Bệnh u phổi có chữa được không?

U phổi băt đầu từ sự phát triển bất thường của các tế bào trong phổi. Khối u có kích thước nhỏ hơn 3 cm thường được coi là nốt phổi, với u kích thước lớn hơn 3 cm được coi là khối. Mức độ nguy hiểm của bệnh u phổi như thế nào còn phụ thuộc vào tính chất khối u. Nếu là u lành tính đôi khi chỉ cần theo dõi nhưng với u ác tính (ung thư phổi) thì đặc biệt nguy hiểm.

Bệnh u phổi có chữa được không?

Đối với u phổi lành tính, thể tích khối u không tăng trong một năm, chưa có biến chứng hay bất kì triệu chứng nào ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh thì bác sĩ thường khuyên theo dõi bằng chụp X quang định kì, có thể 3 – 6 tháng/ lần. Phẫu thuật u phổi thường được chỉ định trong trường hợp có biến chứng chảy máu hoặc khối u chèn ép phế quản lớn gây xẹp phổi.

Bệnh u phổi có chữa được không?

Mức độ nguy hiểm và khả năng chữa khỏi u phổi phụ thuộc rất nhiều vào tính chất khối u

Với u phổi ác tính (ung thư phổi) thì việc điều trị khó khăn và cho tiên lượng dè dặt hơn rất nhiều. Ung thư phổi có tính chất tiến triển âm thầm, phát triển nhanh và rất dễ di căn đến các cơ quan ở xa nếu không được phát hiện sớm và tiến hành điều trị kịp thời. Tùy từng tình trạng bệnh cụ thể, loại ung thư… mà bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau để điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Một số phương pháp điều trị ung thư phổi có thể được bác sĩ chỉ định là:

  • Phẫu thuật: là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm, đặc biệt là ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ phân đoạn, cắt thùy hay loại bỏ toàn bộ một bên phổi…
  • Hóa trị: là phương pháp điều trị toàn thân phổ biến cho bệnh nhân ung thư phổi. Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ tương đối nhạy với hóa trị, có thể cải thiện triệu chứng cũng như hỗ trợ điều trị tốt sau phẫu thuật.
  • Xạ trị: với bệnh nhân ung thư giai đoạn sớm (I, II) không đủ điều kiện phẫu thuật thì xạ trị thường được chỉ định như phương pháp điều trị chính. Đây cũng là phương pháp điều trị có thể giảm nguy cơ ung thư tái phát tại chỗ.
  • Điều trị nhắm mục tiêu: nhắm đến các tế bào ung thư để tiêu diệt mà không ảnh hưởng đến các mô lành xung quanh.
  • Chiếu xạ sọ dự phòng: sử dụng bức xạ để tiêu diệt tế bào ung thư có thể lây lan đến não nhưng chưa thể hiện trên hình ảnh.

Điều trị ung thư phổi tại Bệnh viện Thu Cúc

Tìm hiểu thêm: Coi chừng dấu hiệu nguy hiểm của viêm phổi

Bệnh u phổi có chữa được không?

>>>>>Xem thêm: Thực phẩm giúp phục hồi thương tổn ở phổi do khói thuốc lá

TS. BS Lim Hong Liang tư vấn điều trị ung thư tại Bệnh viện Thu Cúc

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã hợp tác toàn diện với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi từ Singapore trong xây dựng phác đồ điều trị ung thư. Chịu trách nhiệm chính trong điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi tại bệnh viện có TS. BS Lim Hong Liang. Ngoài điều trị chung các bệnh ung thư, bác sĩ Lim còn có quan tâm đặc biệt đến ung thư phổi và các bệnh ung thư vùng đầu cổ.

Ngoài đội ngũ bác sĩ giỏi, Bệnh viện còn cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ đặc biệt áp dụng cho bệnh nhân ung thư mọi giai đoạn với mục đích nâng cao chất lượng sống cho người bệnh, đặc biệt với bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *