Bệnh vảy nến là một trong những bệnh lý về da khó chữa khỏi hoàn toàn nếu người bệnh không kiên trì. Bê cạnh đó trong quá trình điều trị người bệnh cần tuân thủ triệt để những yêu cầu mà bác sĩ đặt ra. Dưới đây là những lưu ý trong điều trị bệnh vảy nến mà bạn cần lưu ý.
Bạn đang đọc: Những lưu ý trong điều trị bệnh vảy nến
Vảy nến là bệnh ngoài da, thường biểu hiện với các mảng bong tróc, khô rát rất khó chịu.
1. Chăm sóc da
Vảy nến là bệnh ngoài da, thường biểu hiện với các mảng bong tróc, khô rát rất khó chịu. Để việc điều trị đạt hiệu quả cao điều đầu tiên là bạn bổ sung độ ẩm cho da. Bạn có thể sử dụng các loại “mỹ phẩm” hoàn toàn thiên nhiên như dầu dừa hoặc dầu ô liu. Đây là hai loại dầu có tác dụng bổ sung độ ẩm tốt nhất cho da và cũng lành tính nhất, không gây kích ứng. Khi tắm bạn sử dụng chúng thoa và mát xa nhẹ nhàng lên da sau đó tắm sạch lại với nước ấm và lau khô trước khi sử dụng các loại thuốc bôi đặc trị bệnh vảy nến trên da. Da mềm mại sẽ dễ thẩm thấu thuốc hơn và nhanh hơn. Tắm với nước ấm là tốt nhất cho da người mắc bệnh vảy nến.
Bên cạnh đó việc giữ gìn vệ sinh da cũng rất quan trọng. Khi có việc phải ra ngoài môi trường bụi bặm bạn nên rửa sạch hoặc tắm ngay nếu có thể, không nên để lâu quá sẽ không tốt cho da.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu chung về bệnh chín mé
Việc giữ gìn vệ sinh và giữ độ ẩm cho da là rất quan trọng
Các sản phẩm hóa chất dùng để giặt tẩy hay xả quần áo cũng cần được lựa chọn kĩ càng. Rất có thể lượng hóa chất tồn dư trên vải do giặt xả chưa kĩ khi tiếp xúc với vùng da bệnh sẽ khiến bệnh vảy nến tăng nặng thêm.
Một điều lưu ý trong quá trình điều trị bệnh vảy nến chính là các vùng da bị bệnh rất ngứa, tuyệt đối không được gãi, cạy vảy khiến vết thương bong tróc chảy dịch.
2. Chế độ ăn uống
Người bệnh vảy nến cần tránh các loại dễ gây dị ứng da cũng như chứa các chất kích thích không có lợi cho việc hấp thu thuốc. Các loại thực phẩm được xếp vào nhóm dễ gây dị ứng là:
– Hải sản: các loại hải sản có vỏ cứng chẳng hạn như tôm, cua, ốc, sò, ghẹ,…; cá biển có nhiều thủy ngân như cá ngừ, cá thu, cá kiếm…
– Trứng: trong lòng trắng trứng có chứa chất dễ gây kích ứng da.
– Một số loại hạt dễ gây dị ứng có thể kể đến như đậu phộng, ngô,…
>>>>>Xem thêm: Bệnh nấm da chớ nên coi thường
Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám khi mắc bệnh vảy nến
Ngoài ra, các loại thực phẩm có chứa chất kích thích cũng cần hạn chế sử dụng khi đang điều trị bệnh vì chúng cản trở tác động của thuốc như bia, rượu, thuốc là, trà, cà phê…thậm chí là các gia vị như ớt, gừng, hạt tiêu… lượng chất kích thích của chúng không có lợi đối với việc lành bệnh của chúng ta.
3. Yếu tố tinh thần
Bạn cần giữ cho mình một tinh thần thoải mái, lạc quan vui tươi trong quá trình điều trị để việc chữa trị đem lại kết quả tốt nhất. Nếu như bạn lo âu, căn thẳng hay tỏ ra bực bội, nôn nóng sẽ khiến cơ thể căng thẳng, mất ngủ khiến cơ chế kích thích bị khởi động dẫn đến tình trạng bệnh tăng nặng.
Nếu cảm thấy quá căng thẳng bạn hãy tìm cho mình những phương pháp xoa dịu như: đọc sách, tập Yoga, ngồi thiền, nghe nhạc hoặc vẽ tranh… nhé!