Người cao huyết áp có nên ăn thịt không?

Chế độ ăn uống rất quan trọng trong điều trị và phòng ngừa biến chứng bệnh cao huyết áp gây nên. Vì vậy, vấn đề người cao huyết áp có nên ăn thịt không khiến rất nhiều người băn khoăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể.

Bạn đang đọc: Người cao huyết áp có nên ăn thịt không?

Người cao huyết áp có nên ăn thịt không?

Những loại thịt này rất giàu protein nhưng nạp quá nhiều vào cơ thể có thể dẫn đến dư thừa, tăng cholesterol trong máu và dẫn đến nguy cơ xơ vữa động mạch, co mạch máu, từ đó tăng huyết áp. Người bệnh cũng không cần kiêng hoàn toàn mà có thể kiểm soát một lượng vừa đủ trong thực đơn để đảm bảo cơ thể vẫn hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Nên chọn các loại thịt chứa ít chất béo như thịt bò nạc, thịt gà nạc, thịt thăn lợn, cá nạc. Theo chuyên gia, người bệnh cao huyết áp chỉ nên ăn khoảng 100gr thịt/ngày là phù hợp. Ví dụ 250gr cần tây xào với 100gr thịt bò, vừa đủ lượng lại không quá thừa chất.

Người cao huyết áp có nên ăn thịt không?

Người cao huyết áp nên hạn chế ăn thịt tránh nguy cơ xơ vữa động mạch

Chế độ ăn uống người bệnh cao huyết áp cần lưu ý

Hạn chế muối

Ăn mặn khiến huyết áp tăng cao hơn vì vậy các chuyên gia khuyến cáo: nếu người bình thường được khuyến cáo ăn dưới 6g muối/ ngày thì người bị tăng huyết áp nên ăn nhạt hơn, chỉ khoảng từ 2-4g muối/ngày. Muối ở đây được tính từ tất cả các nguồn như nước chấm, gia vị, bột nêm và các thực phẩm đóng hộp, bánh mì, mì ăn liền…

Tránh uống rượu

Theo nghiên cứu, đàn ông uống khoảng 2 ly nhỏ mỗi ngày có nguy cơ bị tăng huyết áp cao gấp 2,42 lần so với người không uống rượu. Đồng thời uống nhiều rượu về mùa đông có thể gây ra các tai biến. Vì thế người cao huyết áp cần lưu ý trong chế độ ăn uống cần hạn chế rượu, bia.

Hạn chế ăn chất béo

Có khoảng 50% người bệnh tăng huyết áp có kèm bệnh mỡ máu cao. Do đó người bệnh tăng huyết áp nên tránh ăn thịt mỡ, không nên ăn nước thịt mỡ, phủ tạng động vật, hạn chế ăn thịt động vật. Thay vào đó, người tăng huyết áp nên tăng cường ăn cá, khoảng 3-4 lần/ tuần. Đồng thời nên ăn các chế phẩm từ đậu tương như nước đậu nành, đậu phụ…

Ăn nhiều rau xanh, quả chín

Trong loại thực phẩm chứa nhiều kali, magie có tác dụng lợi tiểu, giúp thải bớt lượng muối đã dung nạp vào cơ thể, từ đó giúp giảm huyết áp. Những loại hoa quả giàu kali là chuối, quả bơ, nước ép cà chua, nước ép cam, dưa gang, quả chà là, nho khô, quả mơ khô, sữa chua…cũng rất tốt cho người bệnh cao huyết áp.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân nào gây tràn dịch màng phổi

Người cao huyết áp có nên ăn thịt không?

>>>>>Xem thêm: Viêm phế quản mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng

Thăm khám theo dõi huyết áp thường xuyên để ngừa biến chứng nguy hiểm

Uống nhiều nước

Người bệnh cũng cần phải uống đủ lượng nước hàng ngày, có thể thay nước trắng bằng các loại nước chè xanh, nước vối… Hợp chất tự nhiên trong chè xanh có thể phòng ngừa tăng cholesterol trong máu, hạn chế máu đông nghẽn mạch, giảm xơ vữa động mạch – các vấn đề thường xảy ra với người bệnh tăng huyết áp.

Ngoài ra, người bệnh cao huyết áp cần theo dõi huyết áp thường xuyên và thăm khám định kỳ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về thuốc điều hòa huyết áp. Tập luyện thể dục thể thao vừa sức thường xuyên là khuyến cáo của các chuyên gia giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám chu đáo, tư vấn chế độ ăn uống, sinh hoạt tại nhà cụ thể, . Xem thêm thông tin chi tiết về đội ngũ bác sĩ quốc tế tại đây. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *