Tràn dịch màng phổi có lây không?

Tràn dịch màng phổi là biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tràn dịch màng phổi có lây không và điều trị tràn dịch màng phổi như thế nào, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin.

Bạn đang đọc: Tràn dịch màng phổi có lây không?

1. Tràn dịch màng phổi có lây không?

Tràn dịch màng phổi có lây không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Có hai nguyên nhân chính dẫn tới tràn dịch màng phổi bao gồm: nguyên nhân do vi khuẩn, virus (bệnh lao) có thể lây lan và nguyên nhân do va chạm, tổn thương vùng ngực, không lây lan.

Tràn dịch màng phổi có lây không?

Tràn dịch màng phổi là biến chứng nguy hiểm cần được phát hiện và chữa trị kịp thời

Phần lớn nguyên nhân tràn dịch màng phổi là do virus lao gây nên. Bệnh lao là một căn bệnh khá nguy hiểm do hoạt động của trực khuẩn lao gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe nếu không được điều trị hiệu quả có thể dẫn đến tràn dịch màng phổi. Nguy hiểm hơn, bệnh lao còn có khả năng lây lan, vì vậy bệnh nhân cần được cách ly với người khỏe mạnh, tránh sự cố đáng tiếc.

2. Điều trị tràn dịch màng phổi như thế nào?

2.1. Điều trị nội khoa

Điều trị nguyên nhân: Phải căn cứ vào vi khuẩn của dịch màng phổi và kháng sinh đồ. Nếu chưa có kháng sinh đồ thì dựa vào bệnh cảnh lâm sàng, tính chất dịch màng phổi, kinh nghiệm lâm sàng yếu tố dịch tễ và diễn tiến của bệnh. Chủ yếu là kháng sinh bằng đường toàn thân và tại chỗ vào màng phổi.

Kháng sinh đường toàn thân: Nên phối hợp ít nhất 2 kháng sinh diệt khuẩn bằng đường tiêm bắp hay tĩnh mạch trong các trường hợp nặng, có nguy cơ kháng thuốc cao…

Kháng sinh vào màng phổi: Thực hiện sau khi chọc dò tháo dịch màng phổi, súc rửa màng phổi bằng dung dịch muối sinh lý, đưa kháng sinh vào màng phổi, có chỉ định nhất là trong trường hợp màng phổi dày, kháng sinh không thể ngấm vào được.

Điều trị triệu chứng: Tiến hành điều trị giảm đau và hạ sốt cho người bệnh. Nếu bệnh nhân khó thở nhiều thì tháo bớt dịch, không quá 500 ml/lần hoặc thở oxy qua sonde mũi. Điều trị chống dày dính màng phổi.

Điều trị hỗ trợ: Nghỉ ngơi tại giường giai đoạn bệnh tiến triển; ăn nhẹ, dễ tiêu, nhiều đạm, đủ calo và vitamin nhóm B, C; bù nước và điện giải đủ, nhất là có sốt cao, lấy dịch màng phổi nhiều…

Tìm hiểu thêm: Phân loại bệnh lao thường gặp lao phổi và lao ngoài phổi

Tràn dịch màng phổi có lây không?

>>>>>Xem thêm: Hen phế quản có ảnh hưởng tới thai nhi?

Tràn dịch màng phổi cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả

2.2. Điều trị ngoại khoa

Dẫn lưu màng phổi tối thiểu, súc rửa màng phổi và đưa kháng sinh vào màng phổi nhất là trường hợp mủ quá đặc.

  • Bóc tách màng phổi khi có dày dính, tạo vách, kén…
  • Bệnh được xem là khỏi khi toàn trạng khỏe, ăn ngon, không sốt, hết triệu chứng thực thể,
  • X-quang và chọc dò không có dịch, xét nghiệm về máu trở về bình thường.

Tràn dịch màng phổi cần được theo dõi và điều trị lâu dài, dưới hướng dẫn của các bác sĩ điều trị, trong thời gian điều trị, người bệnh cần tránh làm việc nặng, quá sức.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *