Bệnh sưng phổi là một trong những bệnh lý hô hấp nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Để hiểu hơn về căn bệnh này từ đó có biện pháp xử trí kịp thời bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây:
Bạn đang đọc: Các câu hỏi thường gặp về bệnh sưng phổi
1. Bệnh sưng phổi là gì?
Sưng phổi là bệnh do nhiễm khuẩn đường hô hấp. Thời kỳ đầu có thể bị viêm có mủ, sau đó dẫn tới hoại tử thành sưng phổi có đờm.
Có hai nguyên nhân viêm phổi thường gặp đó là là viêm phổi mắc ở cộng đồng và viêm phổi mắc ở bệnh viện.
2. Triệu chứng sưng phổi thể hiện ra sao?
Biểu hiện lâm sàng của bệnh sưng phổi thường là sốt cao kèm rét run, ho khan tức ngực, ho có đờm nhiều. Bệnh chủ yếu gặp ở người trong độ tuổi trưởng thành.
3. Bệnh sưng phổi có phải là bệnh phổi không?
Thực chất, sưng phổi và viêm phổi là một loại bệnh.
4. Vì sao lại bị sưng phổi?
Tìm hiểu thêm: Khi trẻ bị ho, sổ mũi cần làm gì?
Nguyên nhân gây sưng phổi thường là do nhiễm vi trùng và siêu vi trùng.
Phổi bị viêm thường là do nhiễm siêu vi trùng hoặc vi trùng. Nguyên nhân dẫn tới sưng phổi thường là: hít phải các chất hóa học hay vi trùng từ miệng, dạ dày vào phổi, nghiện rượu, sử dụng hiều các loại thuốc khác nhau, người có hệ miễn dịch suy giảm, người mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản cấp, viêm phế quản mạn tính, viêm họng,…
4.1. Nguyên nhân nào thường gặp?
Trong tất cả các nguyên nhân gây viêm phổi thì viêm phổi mắc ở cộng đồng là hay gặp nhất. Đây là dạng bệnh lý thường xuất hiện ở trường học, viện dưỡng lão,…
4.2. Nguyên nhân nào nguy hiểm nhất?
Nguyên nhân gây sưng phổi nguy hiểm nhất là viêm phổi mắc ở bệnh viện.
5. Bệnh nhân bị sưng phổi nên và không nên ăn những gì?
Những người bị sưng phổi nên lựa chọn các loại thức ăn thanh đạm, giàu dinh dưỡng. Đối với người bị sốt ở giai đoạn đầu thì nên chọn các món ăn loãng, nhuyễn như cháo, súp, rau chín nhừ hoặc nước ép các loại hoa quả tươi như cam, lê, quả tỳ bà,…
Bên cạnh những món ăn bổ dưỡng, tốt cho quá trình chữa bệnh viêm phổi, người bệnh nên tránh sử dụng các loại thực phẩm: nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay gây kích thích, bia rượu và những thực phẩm đông lạnh. Những thực phẩm này có thể gây kích thích niêm mạc phế quản dẫn đến tình trạng ho có đờm tăng lên, nặng hơn kèm theo các biến chứng nguy hiểm.
>>>>>Xem thêm: Bệnh hen phế quản kiêng ăn gì? vấn đề cần quan tâm đúng mức
6. Bệnh sưng phổi thường kéo dài trong bao lâu thì hết?
Bệnh sưng phổi có thể kéo dài trong vài ngày đến vài tuần. Thời gian còn phụ thuộc vào việc điều trị có kịp thời, đúng phương pháp hay không.
Sau khi hết bệnh sưng phổi, người bệnh có thể mất từ một đến vài tuần để hồi phục sức khỏe như trước.
7. Biến chứng của bệnh viêm phổi thường gặp là gì?
Áp-xe phổi là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh viêm phổi.
Hội chứng suy hô hấp tiến triển, áp-xe phổi, viêm phổi mạn tính,.. là biến chứng nguy hiểm hay gặp ở người bị bệnh viêm phổi. Bên cạnh đó, những biến chứng về bệnh tim mạch, tiêu hóa và thần kinh có thể xảy ra khi sưng phổi.