Các bệnh lây qua đường tình dục thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe một cách thầm lặng, không xuất hiện những dấu hiệu cụ thể. Bởi vậy, khi người bệnh phát hiện ra bệnh đã trở nặng gây khó khăn cho việc điều trị. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ một số thông tin về các bệnh tình dục phổ biến cũng như cách để chữa trị hiệu quả những bệnh này, hãy cùng theo dõi nhé.
Bạn đang đọc: Cách chữa trị các bệnh lây qua đường tình dục
1. 9 bệnh đường tình dục và cách phòng tránh
1.1 “Điểm danh” các bệnh lây qua đường tình dục phổ biến
Có rất nhiều bệnh lý lây qua đường tình dục, nhưng tính đến thời điểm hiện tại, 9 bệnh sau đây là phổ biến hơn cả.
1.1.1 Bệnh lậu
Bệnh lậu đứng đầu danh sách các bệnh lây qua đường tình dục phổ biến hiện nay. Bệnh này gây ra do vi khuẩn lậu cầu, diễn biến của bệnh khá thầm lặng nên thường không dễ phát hiện. Nếu nam giới gặp các biểu hiện như đau buốt khi tiểu tiện, chảy mủ dương vật và tinh hoàn sưng đau thì khả năng cao đã nhiễm bệnh lậu. Còn đối với phái nữ thì biểu hiện của bệnh này thường khá mờ nhạt và dễ nhầm lẫn với các loại viêm nhiễm phụ khoa khác.
1.1.2 Bệnh giang mai
Giang mai là tên gọi không còn xa lại gì với tất cả mọi người khi nhắc đến các bệnh tình dục. Vi khuẩn giang mai thường khiến bệnh diễn biến theo ba giai đoạn với biểu hiện của mỗi giai đoạn sẽ một khác. Dấu hiệu phổ biến nhất là những vết loét không đau xuất hiện trên người, chúng có thể mất đi từ 3 đến 6 tuần nên ít người quan tâm. Tuy nhiên khi để lâu bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như não, mắt, thận…
1.2.3 Bệnh viêm âm đạo
Bệnh viêm âm đạo là một bệnh phụ khoa phổ biến xảy ra ở nữ giới, một trong những nguyên nhân gây ra bệnh này là việc quan hệ không an toàn. Dấu hiệu phổ biến có thể gặp là xuất hiện nhiều khí hư bất thường và có mùi hôi khó chịu.
1.2.4 Bệnh HIV
HIV là căn bệnh nguy hiểm phá hủy dần dần hệ miễn dịch của người bệnh
Bệnh HIV là căn bệnh thế kỷ, bệnh này chủ yếu lây qua 3 còn đường là đường tình dục, đường máu và mẹ truyền sang con. Các virus HIV sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra suy giảm miễn dịch. HIV được xem là bệnh tình dục nguy hiểm nhất hiện nay.
1.2.5 Bệnh Herpes sinh dục
Herpes cũng giống với đại đa số bệnh tình dục khác, chúng thường không có dấu hiệu cụ thể khi mới lây nhiễm. Khi tiến triển nặng hơn bệnh sẽ biểu hiện ra ngoài dưới dạng mụn nước ở các vị trí cơ quan sinh dục và vùng hậu môn kèm theo sốt nhẹ và sưng đau hạch.
1.2.6 Bệnh viêm nhiễm cổ tử cung
Phụ nữ bị nhiễm bệnh này do lây phải vi khuẩn đường sinh dụ C.Trachomtis khi quan hệ. Các triệu chứng phổ biến của bệnh này là ra nhiều khí hư và huyết âm đạo sau khi quan hệ tình dục.
1.2.7 Bệnh sùi mào gà
Sùi mào gà là bệnh do HPV gây ra, bệnh này khá phổ biến trong nhóm bệnh tình dục. Thông thường chúng sẽ có con đường lây nhiễm giống với HIV. Bên cạnh đó, sùi mào gà còn có thể lây qua việc tiếp xúc máu bệnh hoặc dịch của người bệnh qua vết thương hở. Sùi mào gà thường biểu hiện rõ ràng với các vùng da bị nổi sần ở cơ quan sinh dục ngoài và tầng sinh môn, thập chí là cả ở mắt và miệng. Những mảng da nổi sần này thường có màu hồng nhạt.
1.2.8 Bệnh viêm gan B
Trong nhóm bệnh tình dục, viêm gan B được xem là một loại bệnh nguy hiểm nhất. Chủ yếu bệnh này lây qua đường máu, từ mẹ sang con và lây qua đường tình dục.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây ho kéo dài ở trẻ những ngày giao mùa
Viêm gan B có tốc độ lây lan nhanh nhất trong các bệnh tình dục
Bệnh này thông thường ảnh hưởng nặng nề đề sức khỏe của người bệnh, có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Bệnh biểu hiện ra các triệu chứng như vàng da vàng mắt, mệt mỏi, chán ăn sợ mỡ…
1.2.9 Bệnh Chlamydia
Đây là bệnh tình dục gây ra bởi virus Chlamydia trachomatis, bệnh diễn biến âm thầm và có các biểu hiện thường thấy như ra nhiều khí hư bất thường, đau khi quan hệ tình dục, tiểu rắt, đau bụng, lưng… Chlamydia có thể dẫn đến vô sinh do đó cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
1.2 Cách phòng các bệnh lây qua đường tình dục
Các bệnh tình dục đều có thể phòng tránh được, chỉ cần bạn có ý thức bảo vệ bản thân tự trạng bị một số kiến thức về sức khỏe tình dục cần thiết. Dưới đây là một số lưu ý để bạn có thể phòng tránh bệnh đường tình dục một cách triệt để nhất.
– Nên chung thủy một vợ một chồng, không quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người không rõ về tiền sử bệnh.
– Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao và vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ trước và sau mỗi lần quan hệ.
– Chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ nửa năm một lần để sớm phát hiện và điều trị bệnh. – Tuyệt đối không sử dụng các chất gây nghiện như ma túy và không được dùng chung kim tiêm.
2. Cách chữa trị bệnh lây qua đường tình dục
Không phải bệnh tình dục nào cũng có thể chữa trị một cách triệt để. Một số bệnh có thể chữa dứt điểm, khỏi hoàn toàn, nhưng một số bệnh khác chỉ có thể điều trị duy trì, vẫn có khả năng bị tái lại hoặc không thể dứt điểm. Có 8 loại bệnh tình dục khó thể chữa dứt điểm là: giang mai, viêm gan B, bệnh lậu, Herpes đơn dạng, Chlamydia, HIV, Trichomonas, HPV.
trong đó có 4 bệnh không thể chữ được mà chỉ có thể kiểm soát bằng cách dùng thuốc thường xuyên là: viêm gan B , Herpes, HIV và HPV.
>>>>>Xem thêm: Tác dụng của máy trợ thở cho người hen suyễn
Các bệnh tình dục đa số không thể chữa dứt điểm
Đối với các bệnh không thuộc nhóm không thể chữa trị, thì hoàn toàn có thể điều chị với thuốc tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. 4 bệnh chỉ có thể kiểm soát bằng cách dùng thuốc sẽ có phương pháp điều trị riêng.
2.1 Điều trị viêm gan B
Biến chứng của viêm gan B là xơ gan hoặc ung thư gan, virus viêm gan rất dễ lây lan, với khả năng lây nhiễm cao hơn gấp 100 lần HIV. Nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị viêm gan siêu vi B, khả năng nhiễm HBV cao vì virus gây bệnh có sẵn trong dịch tiết của người nhiễm và thâm nhập vào cơ thể và máu. Bác sĩ sẽ cung cấp thuốc để làm giảm bớt triệu chứng đau bệnh của viêm B. Thuốc đồng thời cũng hỗ trợ điều chỉnh hệ thống miễn dịch giúp làm giả quá trình gây hại của viêm gan B. Một số loại thuốc phổ biến dùng để điều trị là Pegylated interferon alfa (PEG-IFN-a); Entecavir (ETV); Tenofovirdisoproxil fumarate (TDF); Tenofovir alafenamide (TAF).
2.2 Mụn rộp sinh dục – Herpes
Bệnh này phổ biến ở phụ nữ hơn là nam giới, có khả năng lây lan nhanh qua các vết loét, thậm chí virus của bệnh này còn có thể có mặt trên da không cần vết loét. Bệnh gây ra do Herpes Simplex (HSV) và không thể chưa khỏi. Tuy nhiên, vẫn có một số loại thuốc có thể rút ngắn thời gian tái phát các thương tổn như acyclovir, valacyclovir, hoặc famciclovir.
2.3 Nhiễm HIV
Thuốc điều trị HIV phổ biến hiện nay là ARV, thuốc này sẽ hạn chế sự phát triển của virus HIV, giữ cho hệ miễn dịch hoạt động tạm thời ổn định. Đa số người nhiễm HIV đang điều trị bằng ARV vẫn duy trì sức khỏe tốt, vẫn duy trì cuộc sống bình thường hạnh phúc. Theo các nhà khoa học ARV có tác dụng ức chế virus xuống mức thấp nhất để hạn chế nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác qua đường tình dục.
2.4 Nhiễm HPV
Khác với các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi vi khuẩn như lậu, Chlamydia hay giang mai, không có thuốc kháng sinh để điều trị HPV. Tuy nhiên, chúng ta có thể tăng cường hệ miễn dịch để hạn chế tổn thương và nguy cơ mắc tiền ung thư ở hậu môn và âm đạo.
Hệ miễn dịch sẽ ngày càng phát triển khả năng tự bảo vệ chống lại virus, đồng thời ngăn ngừa HPV qua các tế bào và tránh lây nhiễm từ mẹ sang con hoặc giữa các đối tác tình dục. Mặc dù phần lớn người nhiễm HPV sẽ mang virus suốt đời, hệ miễn dịch sẽ giúp ngăn chặn tái phát.
Một biện pháp phòng ngừa tích cực là sử dụng vắc-xin HPV. Vắc-xin này dùng để ngăn ngừa các chủng HPV 6, 11, 16, 18 và áp dụng cho phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi, giúp phòng ngừa sùi mào gà do HPV 6, 11 gây ra.
Để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục, cần duy trì lối sống lành mạnh và duy trì một mối quan hệ trung thành hoặc chỉ tình dục với một đối tác duy nhất. Sử dụng bao cao su đúng cách từ đầu đến cuối quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bệnh, hãy đi khám chuyên khoa để được điều trị theo phác đồ phù hợp.